(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Trong lần đăng đàn gần đây, HLV trưởng đội tuyển bóng đá U20 Quốc gia Hoàng Anh Tuấn đã không ngần ngại chia sẻ tham vọng: Muốn cùng các học trò viết nên lịch sử. Và nhìn vào những “bước chạy đà” của thầy trò ông Tuấn, không khó để nhận thấy: Cơ sở để nhà cầm quân này tin vào một cuộc cách mạng chính là... thể lực.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Trước Vòng chung kết giải bóng đá U20 thế giới: U20 Việt Nam và tham vọng viết nên lịch sử

(VH&ĐS) Trong lần đăng đàn gần đây, HLV trưởng đội tuyển bóng đá U20 Quốc gia Hoàng Anh Tuấn đã không ngần ngại chia sẻ tham vọng: Muốn cùng các học trò viết nên lịch sử. Và nhìn vào những “bước chạy đà” của thầy trò ông Tuấn, không khó để nhận thấy: Cơ sở để nhà cầm quân này tin vào một cuộc cách mạng chính là... thể lực.

Hẳn người hâm mộ vẫn chưa quên triết lý huấn luyện của 2 cựu HLV trưởng đội tuyển Việt Nam Tavares và nhà cầm quân người Nhật Bản Toshiya Miura. Trong những năm tháng ông Tavares và Toshiya Miura chèo lái con thuyền bóng đá quốc gia, chuyện cầu thủ phải “nhồi thể lực” diễn ra như cơm bữa. Trước thực trạng cầu thủ Việt Nam hăng hái tập trung, rèn thể lực rồi lũ lượt tập tễnh ra về. Với quan điểm riêng, ông Tavarescho rằng: “Thể hình nhỏ thì phải lấy thể lực bù đắp lại khi chơi bóng với những đối thủ to, cao hơn”. Còn HLV Toshiya Miura lý giải hiện tượng cầu thủ Việt Nam “đua nhau” chấn thương là do... công tác y học thể thao nước nhà còn lạc hậu, nhiều bất cập.

Nhìn nhận một cách khách quan thì trong một chừng mực nào đó, các ông Tavares và Toshiya Miura đều có lý. Bóng đá hiện đại vốn đề cao tiêu chí: Đơn giản, nhanh, ít chạm, hiệu quả... mà để thực hiện điều đó, cầu thủ cần một nền tảng thể lực dồi dào. Ấy thế nhưng với nền túc cầu giáo nước nhà, điều kiện này không thể đáp ứng trong ngày một ngày hai, đồng nghĩa những cuộc “cách mạng thể lực” theo kiểu “chín ép” đều đã phải trả giá bằng những trận thua đau đớn.

Ấy thế nhưng, trước thềm “trận đánh lớn”, HLV Hoàng Anh Tuấn lại gây “bão” dư luận bằng tuyên ngôn: Học trò của ông đủ sức chạy băng băng suốt 120 phút, chứ chỉ 2 hiệp chính thì... quá bình thường!

Dĩ nhiên, sau hào quang giúp đội tuyển U20 Việt Nam lần đầu tiên góp mặt tại giải đấu cao nhất hành tinh, người ta có quyền tự tin, thậm chí là có thể “nổ”. Sự thực thì HLV Hoàng Anh Tuấn cũng gây sốc bằng những phát ngôn kiểu như: Đặt mục tiêu thắng U20 Pháp hay hứa hẹn sẽ làm “thay đổi lịch sử bóng đá khu vực” (trước U20 Việt Nam đã có U20 Myanmar và U20 Indonesia giành quyền tham dự World Cup nhưng chưa có đội bóng nào giành trọn 3 điểm sau 1 lần ra quân)... Tuy nhiên, trong niềm tin vào thể lực học trò, ông Tuấn không “nổ pháo miệng”. Bằng chứng là các cầu thủ của chúng ta cũng liên tục phải “nhồi thể lực” chỉ trong khoảng 2 tháng tập trung lên tuyển chuẩn bị cho trận đánh lớn. Nói cách khác, sách lược “nhồi thể lực” mà ông Tuấn đã và đang áp dụng chỉ được xây từ triết lý của nhà cầm quân này chứ không dựa trên cái gọi là truyền thống, ưu thế hay “nền tảng” một nền bóng đá.

Bởi vậy, trong bối cảnh sức nóng từ Vòng chung kết U20 thế giới đang phả dồn dập, người hâm mộ cả nước dẫu chứa chan hy vọng vào thể điểm bóng đá nước nhà sánh vai với các cường quốc năm châu nhưng vẫn không giấu được sự hoang mang, hoài nghi khi người chịu trách nhiệm về chuyên môn của U20 Việt Nam quyết định dùng sở đoản (thể lực) để cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ, bất chấp thực tế là nếu nhìn nhận một cách công bằng thì ngay cả kỹ - chiến thuật của cầu thủ, thậm chí trình độ... người huấn luyện của chúng ta chưa hơn được ai.

Thanh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]