(vhds.baothanhhoa.vn) - Đã nhiều ngày trôi qua nhưng câu chuyện nhân sự của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) tại Đại hội VIII, nhiệm kỳ 2018 - 2022 vẫn là đề tài nhận được sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ toàn quốc. Với sự hiện diện của 3/4 cá nhân thuộc diện “người nhà nước” ở những chiếc ghế quyền lực nhất là Lê Khánh Hải - Chủ tịch, Trần Quốc Tuấn - Phó Chủ tịch Chuyên môn và Cấn Văn Nghĩa - Phó chủ tịch Tài chính và vận động tài trợ (người còn lại là Phó chủ tịch Truyền thông Cao Văn Chóng), có thể nói, cờ lại trở về tay “người nhà nước” sau một “nhiệm kỳ doanh nhân”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

VFF không còn nhiệm kỳ doanh nhân

Đã nhiều ngày trôi qua nhưng câu chuyện nhân sự của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) tại Đại hội VIII, nhiệm kỳ 2018 - 2022 vẫn là đề tài nhận được sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ toàn quốc. Với sự hiện diện của 3/4 cá nhân thuộc diện “người nhà nước” ở những chiếc ghế quyền lực nhất là Lê Khánh Hải - Chủ tịch, Trần Quốc Tuấn - Phó Chủ tịch Chuyên môn và Cấn Văn Nghĩa - Phó chủ tịch Tài chính và vận động tài trợ (người còn lại là Phó chủ tịch Truyền thông Cao Văn Chóng), có thể nói, cờ lại trở về tay “người nhà nước” sau một “nhiệm kỳ doanh nhân”.

Trong số 3 gương mặt kể trên, sự đắc cử của Chủ tịch Lê Khánh Hải là tất yếu bởi ông Hải không có đối thủ cạnh tranh; chuyện ông Trần Quốc Tuấn tiếp tục tại vị thêm 4 năm cũng không có gì ngạc nhiên... dư luận chỉ bất ngờ đôi chút, đồng thời, không khỏi có những băn khoăn khi ông Cấn Văn Nghĩa vượt qua 3 đối thủ: Trần Văn Liêng (đứng đầu Công ty cổ phần Cacao Việt Nam); Lê Văn Thành (lãnh đạo của Công ty cổ phần Động Lực) và Nguyễn Hoài Nam (Tổng giám đốc Tập đoàn Berjaya Việt Nam).

Ông Cấn Văn Nghĩa (phải) liệu có thể đảm nhiệm tốt vai trò Phó chủ tịch tài chính VFF.

Như chúng ta đều biết, Phó Chủ tịch phụ trách Tài chính VFF nhiệm kỳ VII là ông Đoàn Nguyên Đức. Với vai trò là một doanh nhân, “bầu Đức” để lại những dấu ấn rất đậm nét như việc tận dụng các mối quan hệ cá nhân để VP Milk trở thành nhà tài trợ cho VFF từ năm 2017 đến nay. Cũng chính bầu Đức là người đã cất công sang tận xứ Hàn, trải thảm đỏ mời nhà cầm quân Park Hang Seo về dẫn dắt các đội U23 và tuyển quốc gia Việt Nam. Còn trước bầu Đức 4 năm (nhiệm kỳ 6), vị trí Phó Chủ tịch Tài chính do ông Lê Hùng Dũng đảm nhiệm. Với vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank, ông Dũng đã rất khéo léo vận động, thuyết phục để ngân hàng này trở thành một trong những nhà tài trợ chính của sân chơi V.League trong nhiều năm.

Nói cách khác, chuyện doanh nhân giữ cương vị Phó Chủ tịch Tài chính VFF là điều đã được kiểm nghiệm và thực tế là nó đã mang lại những thành công.

Vậy nên, khi ghế “Phó Chủ tịch phụ trách Tài chính” - một vị trí vô cùng quan trọng, gắn liền với sự thành bại của các giải đấu, đội tuyển... lại không phải là một doanh nhân, bảo làm sao người hâm mộ không thể không lo lắng cho được?

Ở góc độ khác, theo Luật Lao động hiện hành, ông Nghĩa (SN 1958) đã đến tuổi nghỉ hưu. Trong bối cảnh “hoàng hôn nhiệm kỳ”, người đàn ông đã ở độ tuổi “lục tuần” này bất ngờ lại ra tranh cử (và đắc cử). Vì lẽ đó, khán giả không thể không đặt câu hỏi: sự hiện diện của ông Nghĩa trên ghế Phó Chủ tịch VFF có xuất phát từ động cơ “trách nhiệm, cống hiến” cho làng bóng nước nhà, hay trụ sở Liên đoàn chỉ là nơi để ông Nghĩa... kéo dài thời gian công tác?

Đó là chưa kể khi còn giữ cương vị Giám đốc Khu Liên hợp Thể thao quốc gia Mỹ Đình, ông Nghĩa để lại không ít “lùm xùm” liên quan đến việc Khu Liên hợp bị biến thành “tổ hợp dịch vụ ăn uống giải trí”. Thực tế này dễ khiến khán giả đặt ra câu hỏi: với những điều tiếng không hay trong quá khứ, lấy gì đảm bảo ông Nghĩa sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ khi phụ trách mảng Tài chính ở Liên đoàn?

Nhưng trong bối cảnh không thể đảo ngược được thực tại thì dư luận và người hâm mộ chỉ còn biết chờ đợi và hy vọng: biết đâu, ông Cấn Văn Nghĩa lại là một trong những dẫn chứng điển hình của câu nói “Gừng càng già càng cay”?

Và biết đâu, quãng thời gian quản lý, điều hành Khu Liên hợp Thể thao quốc gia Mỹ Đình đã giúp ông Nghĩa tích lũy được những kinh nghiệm, “bài vở” cần thiết và Liên đoàn chính là “đất” để ông Nghĩa dụng võ. Bởi từ Khu Liên hiệp đến Liên đoàn rất gần (chỉ cách nhau một đoạn đường) và giữa hai cơ quan này không phải không có những điểm tương đồng trên nhiều phương diện!

Thanh Hà


Thanh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]