(vhds.baothanhhoa.vn) - Giữa lúc những “lùm xùm” liên quan đến tiếng còi của những người làm công tác trọng tài ở giải vô địch quốc nội đang “nóng lên từng ngày” - chưa lâu sau bản án “treo còi” đến hết giải mà Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) dành cho ông “vua sân cỏ” Nguyễn Văn Kiên, hai trọng tài “chuẩn FIFA” đã công khai từ chối điều hành một trận cầu thuộc khuôn khổ Tứ kết Cúp quốc gia do e ngại sức ép từ ông bầu Đoàn Nguyên Đức - thì tại đại bản doanh VPF, Phó Ban Điều hành V.League 2018 Nguyễn Minh Ngọc đã lặng lẽ “biến mất” khỏi trụ sở Công ty.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xáo trộn nhân sự ở VPF

Giữa lúc những “lùm xùm” liên quan đến tiếng còi của những người làm công tác trọng tài ở giải vô địch quốc nội đang “nóng lên từng ngày” - chưa lâu sau bản án “treo còi” đến hết giải mà Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) dành cho ông “vua sân cỏ” Nguyễn Văn Kiên, hai trọng tài “chuẩn FIFA” đã công khai từ chối điều hành một trận cầu thuộc khuôn khổ Tứ kết Cúp quốc gia do e ngại sức ép từ ông bầu Đoàn Nguyên Đức - thì tại đại bản doanh VPF, Phó Ban Điều hành V.League 2018 Nguyễn Minh Ngọc đã lặng lẽ “biến mất” khỏi trụ sở Công ty.

Về mặt lý thuyết, những biến động kiểu này chẳng có gì mới mẻ. Trong quá trình hoạt động, một đội bóng chuyên nghiệp, một tổ chức như VPF, hay thậm chí là Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) không thể không có những xáo trộn/thay đổi về nhân sự. Tuy nhiên, giữa VPF và VFF, “câu chuyện nhân sự” xem ra chưa bao giờ bớt “nhạy cảm” và để có cái nhìn toàn diện về vấn đề này, thiết tưởng cần nhắc lại câu chuyện của ông Cao Văn Chóng - cựu Tổng Giám đốc VPF (người tiền nhiệm của ông Trần Anh Tú hiện tại).

Cựu Tổng giám đốc họ Cao vốn là người của CLB B.Bình Dương, được lựa chọn kế nhiệm ông Phạm Ngọc Viễn (trước đó được bầu làm Phó Chủ tịch HĐQT VPF). Ông Chóng thuộc thế hệ trẻ (SN 1979), được đánh giá là năng nổ và có tư duy đổi mới, dám nghĩ, dám làm - điển hình là sự kiện vị lãnh đạo tuổi đời mới U40 đã có văn bản yêu cầu VFF cải tổ công tác trọng tài, thậm chí là đề nghị thay Ban kỷ luật.

Nói cách khác, trong một chừng mực nào đó, ông Chóng trở thành hình mẫu của lãnh đạo VPF mà khán giả trông đợi: Có quan điểm riêng và không ngần ngại phản đối VFF.

Vì lẽ đó, khi ông Chóng rời nhiệm sở để trở lại đội bóng cũ (cuối năm 2017), đây đó rộ lên thông tin, do dám đưa ra những đề xuất cải tổ, điều chỉnh ở tầm vĩ mô nên ông Chóng khiến Liên đoàn “ngứa mắt” và người ta chọn giải pháp “mời” ông Chóng ra khỏi vị trí Tổng giám đốc cho đỡ... rách việc, bớt kiện cáo. Sâu xa hơn, đó phải chăng còn là động thái dọn đường để VFF đưa “người của Liên đoàn” sang nắm giữ tất cả những vị trí lãnh đạo?

Đối lập với Cao Văn Chóng, trước khi được phân công làm trưởng BTC V.League năm 2017, ông Nguyễn Minh Ngọc từng là Trưởng phòng Tổ chức thi đấu của Liên đoàn. Nói cách khác, ông Ngọc được VFF “cài cắm” vào VPF. Điều này là thực tế bởi sau khi rút khỏi Công ty, Liên đoàn tạm thời chỉ định ông Ngọc giữ vai trò Trợ lý cho Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh.

Vậy thì bản chất của việc ông Ngọc “tái hồi” trụ sở Liên đoàn là gì? Có phải chỉ đơn thuần là hết thời gian biệt phái như những gì Liên đoàn trần tình với dư luận hay không?

Ngay từ thời điểm Ban tổ chức V.League mà ông Ngọc là Trưởng ban bị “khai tử” để thay thế bằng Ban điều hành (do Tổng Giám đốc VPF Trần Anh Tú kiêm nhiệm) - ông Ngọc bị điều xuống cương vị phó Ban nhưng thực chất chỉ “ngồi chơi xơi nước”.

Ở một chuyển động khác, như chúng ta đã biết “dàn lãnh đạo” VPF nhiệm kỳ này được “làm mới” đáng kể. Hai vị trí đầy quyền lực thuộc về các ông Trần Anh Tú (Tổng Giám đốc) và Trần Mạnh Hùng (Phó tổng giám đốc đồng thời là Chủ tịch đội Hải Phòng). Theo nhiều nguồn tin, ông Ngọc không “hợp cạ” với những lãnh đạo mới này nên chuyện bị cắt hợp đồng xem ra là hệ quả tất yếu. Sẽ không ngạc nhiên nếu trong thời gian tới, vị trí mà ông Ngọc từng đảm nhiệm sẽ thuộc về một cá nhân khác.

Thế mới biết chuyện thay đổi nhân sự ở VPF, nhất là với những vị trí lãnh đạo (như ông Chóng hay ông Ngọc) ngỡ bình thường nhưng phía sau luôn ẩn chứa nhiều “bí mật” không dễ lý giải chứ không đơn giản chỉ là “biệt phái” và “hết thời gian biệt phái” nhưthông tin chuyển tải đến người hâm mộ!

Thanh Hà


Thanh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]