(vhds.baothanhhoa.vn) - Khác với những năm trước, thị trường vàng mã ở TP Thanh Hoá những ngày cận kề Rằm tháng 7 không còn cảnh sôi động. Phần vì dịch bệnh, phần vì năm nay kinh tế khó khăn các gia đình phải thắt chặt chi tiêu, người dân cũng đang hướng dần tới nếp sống văn hóa mới.

Thị trường vàng mã ế ẩm trong tháng “cô hồn”

Khác với những năm trước, thị trường vàng mã ở TP Thanh Hoá những ngày cận kề Rằm tháng 7 không còn cảnh sôi động. Phần vì dịch bệnh, phần vì năm nay kinh tế khó khăn các gia đình phải thắt chặt chi tiêu, người dân cũng đang hướng dần tới nếp sống văn hóa mới.

Thị trường vàng mã ế ẩm trong tháng “cô hồn”

Cận kề Rằm tháng 7 nhưng vàng mã vẫn chất đống ở các cửa hàng.

Rằm tháng Bảy hay còn gọi là lễ Vu Lan, là ngày để người dân thể hiện sự tri ân, báo hiếu với cha mẹ và cũng là dịp để họ thắp nén hương cúng các vong hồn lang thang trong cõi nhân gian được siêu thoát. Như mọi năm, vào thời điểm này, thị trường vàng mã đã bắt đầu “rục rịch” người ra kẻ vào, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh đã khiến người dân không còn “vung tay” chi mạnh như trước, lượng khách đến mua vàng mã tại các chợ “cõi âm” vắng hơn nhiều.

Theo ghi nhận của phóng viên trong ngày 19-8, khung cảnh buôn bán hàng mã tại Chợ Vườn Hoa vô cùng vắng khách. Gian hàng của chị Diệp nổi tiếng đông khách vì có các sản phẩm vàng mã phong phú, giá lại rẻ hơn các cửa hàng khác. Thế nhưng, hiếm hoi lắm mới có khách hàng đến mua và cũng chỉ mua những sản phẩm thông thường, như quần áo, giày dép, mũ nón giấy…

Chị Diệp chia sẻ: “Thời gian này năm ngoái xe đến chở vàng mã còn phải xếp hàng, gia đình phải huy động anh em, họ hàng để kịp đơn đặt hàng của khách. Năm nay kinh tế khó khăn hơn năm ngoái nên người dân hạn chế việc sắm lễ”.

Ở gian hàng bên cạnh, anh Đức - chủ gian hàng, cho biết: “Giờ người ta mua bán tiết kiệm lắm, một hai trăm nghìn là mừng lắm rồi”.

Nhiều tiểu thương kinh doanh vàng mã cho biết sức mua năm nay giảm mạnh, chỉ bằng 50 - 70% năm ngoái.

Thị trường vàng mã ế ẩm trong tháng “cô hồn”

Hàng loạt “áo quần" dành cho người ở “cõi âm”.

Theo tìm hiểu, thông thường các loại “áo quần” đều được chia ra làm ba mức giá. Mức thấp nhất là 40.000 đồng, tiếp theo là 80.000 đồng và cao nhất là 120.000 đồng. Ngoài ra còn nhiều loại “xế hộp” sang trọng giao động khoảng 80.000 - 120.000 đồng/chiếc, nhà từ 150.000 đến 200.000 đồng/chiếc... nhưng năm nay người mua hàng không những chê đắt mà còn mặc cả giá với các tiểu thương và chỉ mua loại thấp tiền nhất với lý do “đắt rồi cũng chỉ đem đi đốt”...

Thị trường vàng mã ế ẩm trong tháng “cô hồn”

Cảnh đìu hiu của “chợ âm phủ” khiến tiểu thương ngao ngán.

“Cũng chính bởi thời buổi kinh tế khó khăn người dân mùa hàng cũng đơn giản hơn, nên ngựa phát tấu làm ra đấy bán chẳng ai mua. Bằng giờ này năm ngoái, ngày nào nhà tôi cũng bán được 5-7 “ông ngựa”, nhưng cả tuần vừa rồi, tôi chưa bán được “ông ngựa” nào”, anh Hưng - tiểu thương lâu năm tại chợ Cầu Sâng nói.

Nói đi thì cũng phải nói lại, người bán cũng phải thông cảm cho người mua. Ai cũng muốn gia tiên của mình có những món đồ đẹp nhất, mới nhất và đầy đủ nhất, nhưng với tình hình chung hiện nay, không phải ai cũng đáp ứng được điều đó.

Bà Trịnh Thị Sáu (khách hàng) cho biết, năm nào đến Rằm tháng bảy nhà bà cũng đốt vàng mã cho người nhà đã khuất và cô hồn. Với bà, đây là phong tục không thể thiếu được.

“Dù năm nay không thể chu toàn như các năm khác vì điều kiện kinh tế không cho phép nhưng tôi tin rằng mình đốt cái gì đi chăng nữa, miễn có lòng thành thì người âm sẽ nhận được cái đó”, bà Sáu cho biết.

Thảo Chi


Thảo Chi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]