(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Chiều ngày 18/8, tại TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra Hội thảo “Bảo vệ bản quyền nội dung truyền hình trên mạng Internet tại Việt Nam - Quyết tâm và Giải pháp”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bàn giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung truyền hình trên mạng Internet

(VH&ĐS) Chiều ngày 18/8, tại TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra Hội thảo “Bảo vệ bản quyền nội dung truyền hình trên mạng Internet tại Việt Nam - Quyết tâm và Giải pháp”.

Toàn cảnh hội thảo.

Hội thảo do Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam tổ chức.

Tại hội thảo các đại biểu được nghe các bài tham luận và tham gia thảo luận, tọa đàm về các chuyên đền: Bảo vệ bản quyền trên môi trường số - Hành động và giải pháp; thực trạng vi phạm bản quyền truyền hình trên Internet ở Việt Nam- kiến nghị giải pháp;...Qua đó, tạo cơ hội để các bên liên quan chia sẻ các vấn đề liên quan đến việc thực thi các quy định của pháp luật về bản quyền, thực trang vấn đề bảo vệ bản quyền tại Việt Nam. Trong bối cảnh sự phát triển của mạng Internet, đề xuất, kiến nghị các giải pháp xử lý có hiệu quả vấn nạn vi phạm bản quyền.

Trong khuôn khổ hội thảo, Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử và Hiệp hội truyền hình trả tiền đã ký kết phối hợp công tác

Phát biểu khai mạc, ôngHoàng Vĩnh Bảo - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: Khoảng 3 năm trở lại đây, dịch vụ tuyền hình trả tiền có sự cạnh tranh khốc liệt khiến các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình phải đua nhau giảm giá thuê bao để cạnh tranh. Doanh thu bình quân trên một thuê bao truyền hình trả tiền của Việt Nam đang ở mức thấp nhất trong khu vực. Nhưng việc phát triển thuê bao của các doanh nghiệp vẫn rất khó khăn do bị cạnh tranh bởi các loại hình dịch vụ mới như: Truyền hình OTT lậu và nạn ăn cắp bản quyền nội dung trên loại hình dịch vụ này diễn ra phổ biến. Mặt khác, sự phát triển của các nền tảng hạ tầng thông tin công cộng xuyên biên giới với ưu thế về số lượng người dùng, nội dung thông tin, doanh thu quảng cáo cũng đang đặt ra những thách thức lớn cho các Đài PTTH và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong nước, là vấn đề sống còn đối với tương lai của ngành công nghệp nội dung số Việt Nam.

Ông Hoàng Vĩnh Bảo - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại hội thảo.

Do vậy, vấn đề bảo vệ bản quyền nội dung truyền hình trên mạng Internet tại Việt Nam là yếu tố quan trọng để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền thúc đẩy việc tăng doanh thu bình quân thuê bao tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp nội dung số tại Việt Nam.

Theo thống kê của Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử, tính đến nay trong nước có 272 kênh truyền hình phát thanh được cấp phép, trong đó: 77 kênh phát thanh quảng bá, 9 kênh phát thanh phát trên dịch vụ truyền hình trả tiền, 103 kênh truyền hình quảng bá, 84 kênh truyền hình sản xuất phục vụ truyền hình trả tiền, kênh nước ngoài được cấp phép biên tập 50 kênh. Tổng số thuê bao truyền hình trả tiền tính đến tháng 7/2017 có 13.567.279 thuê bao, tổng doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền đạt 4.060 tỷ đồng.

Có 3 dạng vi phạm bản quyền điển hình. Cụ thể: Vi phạm trên các trang thông tin điện tử (website), các ứng dụng (app), OTT không phép (OTT lậu). Vi phạm trên các website, các ứng dụng (app) của một số doanh nghiệp có giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, chủ yếu là dịch vụ OTT. Một số đài PT-TH sử dụng hình ảnh, tư liệu trong chương trình, kênh chương trình nhưng không xin phép chủ sở hữu quyền...

Sao Mai



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]