(vhds.baothanhhoa.vn) - Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, hiện nay trên biển Đông xuất hiện tổ hợp bất lợi gồm 2 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) cùng gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh gây sóng to, gió lớn cho toàn bộ vùng biển Đông. Ngoài ra từ ngày 2-6/9, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi được cảnh báo có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa phổ biến 300-500mm/đợt.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Các địa phương chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của ATNĐ

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, hiện nay trên biển Đông xuất hiện tổ hợp bất lợi gồm 2 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) cùng gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh gây sóng to, gió lớn cho toàn bộ vùng biển Đông. Ngoài ra từ ngày 2-6/9, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi được cảnh báo có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa phổ biến 300-500mm/đợt.

ATNĐ gần bờ được dự báo trong 24 giờ tính từ hồi 4h sáng ngày 2/9 sẽ di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến chiều ngày 3/9, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão có thể mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Còn trên khu vực giữa biển Đông, sáng 2/9, một vùng áp thấp cũng đã mạnh lên thành ATNĐ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm mạnh cấp 6, giật cấp 8. Dự báo, ATNĐ này di chuyển chậm theo hướng Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5-10km. Đến 4 giờ ngày 3/9, vị trí tâm ATNĐ cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 430km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6, giật cấp 8.

Từ 2-6/9, các sông ở Thanh Hóa được dự báo có khả năng xuất hiện một đợt lũ, ở mức BĐ1-BĐ2. Nguy cơ cao xảy ra lũ lớn cục bộ, lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng thấp và vùng đô thị. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, lũ quét, sạt lở đất: Cấp 1.

Theo thống kê nhanh, do ảnh hưởng của mưa lớn, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 4 sự cố về đê điều (tăng 1 sự cố so với báo cáo nhanh ngày 31/8), gồm có: Sự cố sạt lở mái thượng lưu đoạn K1+050 - K1+100 đê hữu Mã, chiều dài sạt lở 50m, chiều sâu cung sạt 7,5m (xảy ra ngày 30/8); Sự cố sạt lở mái thượng lưu đoạn K10+600 - K10+650 đê hữu Chu, chiều dài cung sạt 50m, chiều sâu cung sạt 1÷2m (xảy ra ngày 31/8); Sự cố sạt lở bãi sông đoạn tương ứng K10+750 - K10+780 đê hữu Chu, chiều dài cung sạt 30m, vị trí sạt cách chân đê khoảng 1.000mSự cố sạt lở mái thượng lưu đê sông Nhơm (đoạn K14+618-K14+648 và đoạn K16+238-K16+268), tổng chiều dài sạt lở 60m. Hiện địa phương đã tổ chức xử lý giờ đầu các sự cố và tiếp tục theo dõi.

Ngoài ra, còn có 2 hồ chứa bị sự cố (Làng Pheo, huyện Ngọc Lặc và Nhiêu Mua, huyện Vĩnh Lộc). Được biết, ngành chức năng và các địa phương đã tiến hành tháo cạn nước trong hồ và đang lập phương án sửa chữa.

Đối với sản xuất nông nghiệp, tính đến 17h ngày 1/9, tỉnh Thanh Hóa còn khoảng 4.525 ha lúa, rau màu và cây hằng năm bị ngập, úng. 43 trạm bơm tiêu úng đang được vận hành để xử lý tình trạng này.

Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại, hồi 13h30 ngày 2/9, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện khẩn số 15/CĐ-TW đề nghị

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai một số nhiệm vụ. Hồi 14h ngày 2/9, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh cũng đã có Công điện số 18 để triển khai chỉ đạo của trung ương và các giải pháp của địa phương.

Nguyên Mai


Nguyên Mai

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]