(vhds.baothanhhoa.vn) - Ngày 23/5, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, phiên họp thường kỳ tháng 5 năm 2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục ngày làm việc thứ 2.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuẩn bị bố trí công an chính quy về xã

Ngày 23/5, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, phiên họp thường kỳ tháng 5 năm 2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục ngày làm việc thứ 2.

Quang cảnh hội nghị.

Tại phiên họp, đại diện lãnh đạo Sở TN&MT đã trình bày tờ trình ban hành quy định mức giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh. Theo đó, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 21 lò đốt rác, trong đó có 9 lò đốt được đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh, huyện và ngân sách xã với tổng công suất là 46,8 tấn/ngày, đêm, 12 lò đốt rác được đầu tư từ nguồn vốn doanh nghiệp và vốn hợp pháp khác, với tổng công suất 173 tấn/ngày, đêm.

Toàn tỉnh có 23 khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh được đầu tư từ ngân sách nhà nước, 1 khu xử lý đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa, các bãi chôn lấp đều có công suất nhỏ. Năng lực xử lý của các dự án hiện mới đạt được 907,6 tấn/ngày, đêm, trong đó xử lý bằng công nghệ đốt là 219,8 tấn/ngày, xử lý bằng công nghệ chôn lấp là 687,8 tấn/ngày, còn lại chủ yếu được chôn lấp tại bãi rác của các xã. Chất thải rắn sinh hoạt ở các địa phương sau khu thu gom chủ yếu được xử lý bằng biện pháp chôn lấp (chiếm tới 89,7%) và đốt (khoảng 10,3%) trên địa bàn tỉnh chưa có công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ chế biến phân vi sinh.

Sở TN&MT đề xuất phương án, mỗi người dân phải chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, đối với khu vực đô thị 8.000 đồng/người/tháng; khu vực nông thôn vùng đồng bằng, trung du, ven biển: 4.500 đồng/người/tháng, khu vực nông thôn miền núi khó khăn: 3.000 đồng/người/tháng;…

Các ý kiến thảo luận đều cơ bản thống nhất với phương án của Sở TN&MT đề xuất, tuy nhiên nhiều đại biểu cũng đi sâu phân tích những thuận lợi, khó khăn và đề xuất cần phải tính toán cho phù hợp thực tế với từng đối tượng, khu vực một cách khoa học.

Phát biểu kết luận nội dung này, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng đánh giá cao sự chuẩn bị của Sở TN&MT có nghiên cứu tổng thể về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Để giải quyết tốt vấn đề này, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu cần tách thành 2 loại, về cơ chế thu gom với rác sinh hoạt, nhà nước lo xử lý, người dân nộp đủ chi phí thu gom vận chuyển. Đối với cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức phải nộp thêm cả chi phí thu gom vận chuyển. Đề nghị Sở TN&MT phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh hoàn chỉnh cơ chế chung để trình HĐND tỉnh, xin ý kiến phản biện của MTTQ. Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải là 276.052 đồng/tấn. Mức thu cần phải tính toán, rà soát lại giá của từng vùng, đối tượng thu dựa trên nhân khẩu thường trú cho phù hợp. Sở TN&MT cần mời các huyện và một số công ty môi trường tham gia đóng góp ý kiến, yêu cầu hoàn thành dự thảo báo cáo lại UBND tỉnh trước ngày 15/6/2019 trước khi trình HĐND tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phát biểu chỉ đạo phiên họp.

Cũng tại phiên họp, các đại biểu đã dành nhiều thời gian cho ý kiến vào Tờ trình về việc phê duyệt Dự thảo Đề án “Bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.

Các ý kiến đều khẳng định: Trong bối cảnh tình hình an ninh, trật tự tại cơ sở còn tiềm ẩn diễn biến phức tạp, nhiệm vụ giữ vững ổn định an ninh, trật tự ngay từ cơ sở là vấn đề chiến lược, việc bố trí lực lượng công an xã là lực lượng bán chuyên trách không còn phù hợp, không theo kịp yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Do đó Đảng, Nhà nước có chủ trương và được thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật quy định về xây dựng công an xã chính quy, trong đó trước mắt bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức anh công an xã để chủ động nắm chắc tình hình, phát hiện, giải quyết dứt điểm các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự, không để phức tạp, kéo dài, xây dựng thế trận an ninh vững mạnh tại cơ sở, từng bước chính quy hóa lực lượng công an. Mục tiêu chung là bảo đảm đến năm 2025 bố trí công an chính quy như công an phường tại các thị trấn và bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã ở 100% xã, hướng tiệm cận dần đến Công an xã chính quy như công an phường…

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận tại phiên họp, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng thống nhất chủ trương phê duyệt đề án, tuy nhiên làm như thế nào phải có lộ trình và cách thức phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Bố trí công an chính quy phải gắn với việc giải quyết chế độ chính sách với đội ngũ công an xã hiện nay; bố trí công an chính quy phải gắn với điều kiện cơ sở và hạ tầng liên quan đến kinh phí.

Đồng chí Nguyễn Đình Xứng đề nghị Công an tỉnh hoàn chỉnh lại đề án, phải xác định rõ lộ trình gắn với tình hình thực tế của tỉnh, trong năm 2019 công an tỉnh lựa chọn các thị trấn, địa bàn phức tạp, xem xét để bố trí các xã sau khi sáp nhập vào cuối năm nay để thực hiện. Trên cơ sở đó phải làm việc với các huyện, thị, thành phố để có phương án điều động, luân chuyển, bố trí cán bộ bán công an bán chuyên trách trong giai đoạn hiện nay…

Trung Hiếu


Trung Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]