(vhds.baothanhhoa.vn) - Sáng nay (26/7), Hội nghị Tổng kết Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa trên kết quả tại 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng đã diễn ra tại Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn giai đoạn 2023 - 2029

Sáng nay (26/7), Hội nghị Tổng kết Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa trên kết quả tại 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng đã diễn ra tại Thanh Hóa.

Toàn cảnh hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Đức Quyền - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự hội nghị.

Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa trên kết quả tại 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2013 - 2019 được thực hiện tại 240 xã thuộc 8 tỉnh, gồm: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hưng Yên và Thanh Hóa. Sau 5 năm được triển khai, chương trình đã đạt và vượt 100% tiêu chí cam kết theo Hiệp định đối với tất cả 6 chỉ số đầu ra. Tổng vốn WB đã giải ngân cho chương trình khoảng 3.685 tỷ đồng, chiếm 89,3% tổng khoản vay theo hiệp định. Chương trình đã huy động được 46,2 tỷ đồng vốn đối ứng từ ngân sách địa phương, 87,8 tỷ đồng vốn dân góp, 1.322 tỷ đồng vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

Phát biểu khai mạc tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh: Sau 5 năm thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa trên kết quả tại 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng; đến nay, nhiều công trình nước sạch, công trình vệ sinh được cải tạo, xây mới; hàng nghìn hộ dân được sử dụng nước sạch; môi trường sống bớt ô nhiễm, sức khỏe cộng đồng được nâng lên. Ở các tỉnh triển khai dự án, nhiều mô hình tốt, cách làm hay được áp dụng, tư duy về xã hội hóa nước sạch, tính kết nối với thị trường trong quản lý vận hành cũng được làm rõ.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền cho biết: Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa trên kết quả tại Thanh Hóa đã huy động được sức mạnh của toàn xã hội, trách nhiệm của cộng đồng, của các tổ chức đoàn thể trong quá trình tham gia triển khai chương trình.

Kết quả, đã có hơn 51 nghìn hộ tại 24 xã, thị trấn trong tỉnh được tham gia dự án cấp nước sạch; hỗ trợ xây dựng hơn 19 nghìn nhà tiêu hợp vệ sinh; 34 xã được đầu tư công trình cấp nước vàvệ sinh trường học, trạm y tế. Đến hết năm 2018, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 94,4%. Toàn tỉnh có 489 công trình cấp nước tập trung đang hoạt động. Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh đề nghị các Bộ, ngành Trung ương bố trí thêm nguồn lực để địa phương tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình tại các vùng khó khăn trong tỉnh.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT, đại diện Ngân hàng thế giới và các đơn vị liên quan đánh giácao nỗ lực của các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, góp phần quan trọng vào cải thiện chất lượng nguồn nước, vệ sinh vùng nông thôn, nâng cao ý thức, thay đổi hành vi trong sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường.Hội nghị tổng kết chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa trên kết quả tại 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng hôm nay không phải để đóng lại 1 dự án mà sẽ mở ra những chương trình, dự án hợp tác hiệu quả hơn nữa cho người dân nông thôn Việt Nam được thụ hưởng.

T.T


T.T

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!