(vhds.baothanhhoa.vn) - Ngày 21/3 (tức ngày 16 tháng 2 âm lịch), TP Sầm Sơn đã tổ chức Lễ hội cầu phúc đền Độc Cước năm 2019 và công bố quyết định Lễ hội đền Độc Cước là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Công bố quyết định Lễ hội đền Độc Cước là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 21/3 (tức ngày 16 tháng 2 âm lịch), TP Sầm Sơn đã tổ chức Lễ hội cầu phúc đền Độc Cước năm 2019 và công bố quyết định Lễ hội đền Độc Cước là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Tham dự lễ hội có đồng chí Nông Quốc Thành - Phó Cục Trưởng Cục Di sản (Bộ VHTT&DL); đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở VHTT&DL Thanh Hóa; các huyện, thị xã, thành phố; cùng đông đảo người dân 11 xã, phường trên địa bàn TP Sầm Sơn và du khách thập phương.

Đồng chí Nông Quốc Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản trao quyết định công nhận lễ hội đền Độc Cước là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia cho lãnh đạo Tp Sầm Sơn.

Lễ hội đền Độc Cước là lễ hội truyền thống của người dân vùng biển Sầm Sơn. Tương truyền, thuở xa xưa, khi Sầm Sơn còn là vùng biển hoang vu, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, lại thường xuyên bị loài quái thú hung ác quấy phá. Một chàng trai với sức khỏe phi thường đã xuất hiện. Để bảo vệ dân lành, chàng đã xẻ thân mình làm đôi. Một nửa ở trên bờ dạy dân làm ăn, sinh sống, nửa kia ra ngoài khơi xa, bảo vệ ngư dân, tiêu diệt loài quái thú hung dữ. Khi cuộc sống yên bình trở lại với cư dân vạn chài thì cũng là lúc vị thần bán thân hóa thân về trời. Tri ân công ơn của thần, nhân dân Sầm Sơn đã dựng đền thờ ngay trên hòn Cổ Giải của núi Trường Lệ và đặt tên là Độc Cước (một chân).

Nghi thức rước kiệu vào lễ hội với sự tham gia của người dân 11 xã, phường trên địa bàn TP Sầm Sơn.

Hàng năm, vào ngày 16 tháng 2 âm lịch, người dân Sầm Sơn lại cùng nhau mở hội cầu phúc tại đền Độc Cước. Lễ hội là dịp để tưởng nhớ vị thần bảo trợ, đồng thời cầu mong thần phụ hộ cho quốc thái dân an, đời sống no đủ, tàu thuyền vững lái vươn khơi. Cùng với lễ hội cầuphúc thì trong năm, tại đền Độc Cước còn diễn ra nhiều lễ hội truyền thống khác như Lễ hội bánh Chưng - bánh Giầy…

Lễ hội đền Độc Cước diễn ra với nhiều nghi thức truyền thống như tổ chức làm và rước bánh giầy dâng lễ, rước kiệu, tế lễ. Bên cạnh, còn có các trò chơi dân gian như đi cà kheo, múa lân, kéo co, đẩy gậy, cờ người…

Đi cà kheo trong lễ hội cầu phúc đền Độc Cước.

Tham dự lễ hội đền Độc Cước, du khách không chỉ được hòa mình vào không gian thiêng của một trong những lễ hội vùng biển đặc trưng bậc nhất của người dân xứ Thanh. Ở đó, còn là sự cảm nhận để hiểu hơn về nét đẹp văn hóa của vùng đất và con người dân Sầm Sơn nói riêng.

Ngày 27/9/2018 lễ hội đền Độc Cước đã được Bộ VHTT&DL quyết định đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Tại hội cầu phúc đền Độc Cước năm 2019, đồng chí Nông Quốc Thành- Phó Cục trưởng Cục Di sản (Bộ VHTT&DL) đã trao quyết định công nhận lễ hội đền Độc Cước là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia cho đại diện lãnh đạo TP Sầm Sơn.

Trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, lễ hội đền Độc Cước không chỉ được chú trọng bảo tồn nguyên vẹn giá trị vốn có. Mà còn được kì vọng sẽ là một sản phẩm văn hóa hấp dẫn du khách, góp phần vào sự phát triển của du lịch Sầm Sơn.

Thu Trang


Thu Trang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]