(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Ngày 25/2, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học Đề án Triển khai mô hình xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh thông minh, giai đoạn 2017 - 2020.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử

(VH&ĐS) Ngày 25/2, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học Đề án Triển khai mô hình xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh thông minh, giai đoạn 2017 - 2020.

Tham dự hội thảo có các đồng chí: Phan Tâm - Thứ trưởng Bộ TT&TT; Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các cục, vụ, viện Bộ TT&TT; lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các chuyên gia, doanh nghiệp về công nghệ thông tin (CNTT) trong và ngoài nước.

Đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu khai mạc hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng đã nêu bật những thành tựu trong phát triển KT - XH của tỉnh và chỉ ra một số tồn tại, hạn chế, trong đó có việc chậm ứng dụng CNTT trong quản lý, chỉ đạo điều hành và trong các lĩnh vực khác.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, Hội thảo khoa học Đề án Triển khai mô hình xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh thông minh thực chất là tìm giải pháp để đẩy mạnh ứng dụng CNTT sâu rộng và mạnh mẽ trong thời gian tới.

Đồng chí bày tỏ mong muốn được lãnh đạo các cục, vụ, viện Bộ TT&TT, các chuyên gia về CNTT trong, ngoài nước đóng góp ý kiến để hoàn thiện, làm căn cứ để Thanh Hóa hoàn thiện và triển khai đề án đạt hiệu quả cao.

Giám đốc Sở TT&TT Trần Duy Bình báo cáo tóm tắt đề án.

Tại hội thảo, lãnh đạo Sở TT&TT đã trình bày tóm tắt đề án. Theo đó, để xây dựng mô hình tỉnh thông minh, Thanh Hóa sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, chính quyền điện tử, đẩy mạnh ứng dụng CNTT kết hợp với công nghệ tự động hóa, kết nối, tích hợp các dữ liệu, phân tich tổng hợp dữ liệu nhằm phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo, điều hành, cải cách hành chính. Mô hình cũng tạo ra môi trường sống thân thiện, tiện lợi nhất cho người dân, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh.

Trong lĩnh vực CNTT, tỉnh sẽ tập trung đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, huyện, xã đảm bảo kết nối liên thông nhằm tiếp nhận xử lý, trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính nhanh chóng, thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân. Đồng thời đầu tư các trang thiết bị đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường, an ninh - trật tự...

Hội thảo đã được nghe nhiều ý kiến tham luận của các chuyên gia CNTT trong và ngoài nước.

Thảo luận tại hội thảo, các ý kiến đều cho rằng, việc Thanh Hóa đưa ra chủ trương xây dựng tỉnh thông minh đã thể hiện sự bứt phá, đi đầu trong ứng dụng CNTT trên mọi lĩnh vực. Đồng thời khẳng định sự cần thiết việc khai thác nguồn lực, kế thừa và khai thác các chương trình, đề án, cơ sở dữ liệu của trung ương; việc lựa chọn thứ tự ưu tiên trong triển khai thực hiện; ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ thông tin tiên tiến để xây dựng các dịch vụ thông minh nhằm cải thiện đời sống của người dân và xây dựng địa phương phát triển bền vững.

Nhiều ý kiến cũng chỉ ra rằng, Thanh Hóa nên đổi tên đề án để phù hợp với các chính sách của Trung ương và Bộ TT&TT. Đồng thời đề án cần phải hướng đến việc xây dựng chính quyền điện tử, phục vụ cải cách hành chính, nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp, tạo điều kiện để phát triển bền vững; xây dựng dữ liệu kết nối, chia sẻ thông tin với các điện thoại Smatphone của công dân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc thanh toán điện tử như tiền điện, nước, ngân hàng. Đề án cũng cần tính đến yếu tố tạo điều kiện cho thanh niên khởi nghiệp và an toàn thông tin mạng...

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm đã biểu dương Thanh Hóa là một trong những tỉnh tiên phong trong xây dựng chính quyền điện tử thông minh.

Đồng chí cho rằng, Thanh Hóa cũng cần điều chỉnh tên đề án thành Đề án Xây dựng chính quyền điện tử và phát triển các dịch vụ thành phố thông minh để triển khai được thuận lợi. Đề án cần bổ sung thêm những mục tiêu về phát triển thành phố thông minh để thúc đẩy nâng cao chất chất lượng cuộc sống người dân. Khi triển khai, Thanh Hóa cần mạnh dạn áp dụng đầu tư theo đối tác công tư để có nhiều nguồn lực triển khai đề án

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng trân trọng cảm ơn và tiếp thu những ý kiến đóng góp quý báu của các đại biểu, chuyên gia đối với đề án của tỉnh.

Đồng chí thống nhất lấy tên của đề án là: Xây dựng chính quyền điện tử và phát triển các dịch vụ thành phố thông minh tỉnh Thanh Hóa, để bảo đảm yếu tố pháp lý và phù hợp với thực tiễn.

Đồng thời nhấn mạnh, việc thực hiện đề án cần chia thành từng giai đoạn và có tổng kết, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm cho việc thực hiện từng giai đoạn. Việc thực hiện đề án cần tập trung vào 3 nội dung lớn: Xây dựng chính quyền điện tử theo lộ trình; xây dựng trung tâm đào tạo chuyển giao ứng dụng CNTT; phát triển các dịch vụ thành phố thông minh

Đồng chí giao Sở TT&TT phối hợp với đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến tại hội thảo, hoàn chỉnh lại đề án trình UBND tỉnh trước ngày 5/3/2017.

Đồng Thành



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]