(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Trở về với những địa danh lịch sử nơi thành lập các chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa: Khu Di tích lịch sử đình Hàm Hạ (nay thuộc địa phận thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn), nhà thờ họ Vương, làng Phúc Lộc (xã Thiệu Tiến, huyện Thiệu Hóa), nhà thờ cụ Lê Văn Sỹ, thôn Yên Trường (xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân)… vào những ngày tháng 7 khi người dân đang rộn ràng khí thế hướng tới Kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh (29/7) ta càng thêm tự hào về những năm tháng hào hùng của quê hương cách mạng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Diện mạo mới từ những vùng quê cách mạng

(VH&ĐS) Trở về với những địa danh lịch sử nơi thành lập các chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa: Khu Di tích lịch sử đình Hàm Hạ (nay thuộc địa phận thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn), nhà thờ họ Vương, làng Phúc Lộc (xã Thiệu Tiến, huyện Thiệu Hóa), nhà thờ cụ Lê Văn Sỹ, thôn Yên Trường (xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân)… vào những ngày tháng 7 khi người dân đang rộn ràng khí thế hướng tới Kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh (29/7) ta càng thêm tự hào về những năm tháng hào hùng của quê hương cách mạng.

Từ những chi bộ đảng đầu tiên...

Cách đây 86 năm, vào ngày 25/6/1930 tại nhà đồng chí Lê Oanh Kiều, chi bộ Đảng Hàm Hạ (xã Đông Tiến, Đông Sơn), nay thuộc địa phận thị trấn Rừng Thông được thành lập, đồng chí Lê Thế Long được bầu làm bí thư chi bộ. Đây là nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh, đánh dấu bước ngoặt của phong trào cách mạng có Đảng dẫn đường phát triển mạnh mẽ, sâu rộng ra các địa phương khác.

Hơn một tháng sau khi thành lập chi bộ Hàm Hạ, ở Thanh Hóa lại có thêm 2 chi bộ nữa được thành lập ở tại nhà thờ họ Vương, làng Phúc Lộc xã Thiệu Tiến (Thiệu Hóa) và thôn Yên Trường, xã Thọ Lập (Thọ Xuân).

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây đang viết thêm thành tích mới vào trang sử vàng của quê hương. Mỗi địa phương đều có chiến lực thực hiện riêng dựa trên nền truyền thống cách mạng của quê hương và điều kiện thuận lợi để xây dựng chương trình hành động sát với thực tiễn, trong đó có việc nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, đảng viên và chất lượng hoạt động của chi bộ thôn… được xem là yếu tố quan trọng quyết định.

Diện mạo mới những vùng quê cách mạng

Hơn 1 năm sau khi sáp nhập vào thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn, cuộc sống của người dân làng Đại Đồng nay đã ổn định và có thêm nhiều khởi sắc. Ông Lê Viết Chí - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thị trấn Rừng Thông chia sẻ: Điều đầu tiên người dân Hàm Hạ cảm nhận được khi sáp nhập với thị trấn, đó là sự quan tâm, tinh thần trách nhiệm của cán bộ thị trấn đối với người dân Đại Đồng. Với xuất phát điểm người dân chủ yếu làm nông nghiệp, thị trấn đã giảm toàn bộ khoán thầu cho dân nông nghiệp, giảm 50% khoán công ích, từ 40kg xuống 20 kg và miễn không thu phí của người dân ở những nơi gặp khó khăn.

Một sự kiện quan trọng được người dân nơi đây mong đợi, đó là sau thời gian dài chuẩn bị, đúng ngày thành lập chi bộ Đảng đầu tiên huyện Đông Sơn, ngày 25/6/2016 thị trấn đã công bố quyết định sáp nhập chi bộ Đại Đồng 2, chi bộ Đại Đồng 3 để thành lập chi bộ Hàm Hạ để gắn với di tích.

Hòa chung với dòng chảy về nguồn, chúng tôi về với nhà thờ họ Vương, thôn Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến - nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Thiệu Hóa (10/7/1930), đánh dấu mốc son thời kỳ đấu tranh cách mạng có Đảng dẫn đường. Ông Phạm Đình Ban – Bí thư Đảng ủy xã Thiệu Tiến, cho biết: Đối với di tích nhà thờ họ Vương, trước thực trạng xuống cấp của di tích, năm 2013 được sự quan tâm của tỉnh, huyện và công sức của nhân dân, di tích đã được đầu tư và xây dựng xứng tầm, khánh thành vào năm 2014. Di tích được xây dựng với tổng giá trị đầu tư trên 10 tỷ đồng (trong đó kể cả xây dựng và giải phóng mặt bằng) và đang trở thành di tích cách mạng được nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tìm đến.

Ông Lê Văn Thìn (bên phải) con trai cụ Lê Văn Sỹ hiện đang trông coi di tích cách mạng cùng cán bộ xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân.

Dẫn chúng tôi đến thăm Di tích cách mạng tại nhà cụ Lê Văn Sỹ, thôn Yên Trường xã Thọ Lập (Thọ Xuân), nơi thành lập Đảng bộ tỉnh, ông Trịnh Hữu Tiến – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã vui vẻ cho biết: Sau khi tỉnh có quyết định về đầu tư để nâng cấp khu di tích cách mạng với tổng kinh phí 13,5 tỷ (trong đó tỉnh 10 tỷ, địa phương 3,5 tỷ đồng), khuôn viên mở rộng với diện tích 1.700 m2, tâm trạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong vùng rất phấn khởi. Đây là niềm mong đợi từ lâu nay của bà con nơi đây.

Ông Lê Văn Thìn (80 tuổi, con trai cụ Lê Văn Sỹ) người đang trông coi, gìn giữ khu di tích cách mạng Yên Trường cho biết: Hàng năm vào các dịp lễ, tết, thậm chí những ngày nghỉ cuối tuần cũng có rất nhiều đoàn của Trung ương và địa phương về đây để dâng hương. Hàng tháng đều có các em học sinh đến quét dọn vệ sinh sạch sẽ và điều đáng mừng là ngày càng có nhiều bạn trẻ đến để tìm hiểu về quá trình hình thành của chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện - một trong ba chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa.

Không giấu được niềm vui, ông Thìn cho biết thêm: Gia đình tôi nói riêng và người dân ở đây nói chung rất vui mừng, tự hào khi biết chủ trương của tỉnh về nâng cấp khu di tích cách mạng. “Di tích sẽ là “địa chỉ đỏ” để ngày càng có nhiều cán bộ, đảng viên, nhân dân trong và ngoài tỉnh đến thắp hương, bày tỏ lòng thành kính, tri ân đối với các bậc lão thành cách mạng tiền bối, những chiến sĩ cộng sản kiên trung, các anh hùng liệt sỹ cùng nhiều thế hệ đồng chí, đồng bào đã cống hiến cho quê hương, đất nước. Đồng thời đây cũng là nơi để giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau” - ông Thìn nói.

Trung Hiếu



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]