(vhds.baothanhhoa.vn) - Sáng 6/3, đồng chí Nguyễn Đức Quyền - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã tiếp đón và làm việc với Đoàn công tác của các nhà khoa học và doanh nghiệp Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức trao đổi về việc báo cáo nghiên cứu của dự án Nghị định thư Việt - Đức tại tỉnh Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đoàn công tác các nhà khoa học và doanh nghiệp CHLB Đức làm việc tại tỉnh Thanh Hóa

Sáng 6/3, đồng chí Nguyễn Đức Quyền - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã tiếp đón và làm việc với Đoàn công tác của các nhà khoa học và doanh nghiệp Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức trao đổi về việc báo cáo nghiên cứu của dự án Nghị định thư Việt - Đức tại tỉnh Thanh Hóa.

Tại buổi làm việc, TS. Volker Herdegen cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của tỉnh Thanh Hóa dành cho đoàn công tác, đồng thời cho biết: Tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Mittelsachsen có mối quan hệ hợp tác, bền chặt được xây dựng từ Nghị định thư Việt - Đức. Từ năm 2014 đến nay, các nhà đầu tư Đức đã đầu tư 2 dự án cấp tỉnh (dự án Nhà máy điện mặt trời Thanh Hóa 1 của Công ty BS Heidelberg solar BmbH và dự án Sản xuất trang bị, dụng cụ thể thao VAUDEE Việt Nam của Công ty TNHH VADUE Việt Nam), 1 dự án cấp quốc gia là “Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng một số vật liệu mới từ phụ phế phẩm của mía đường và lúa để nâng cao giá trị gia tăng và phục vụ nông nghiệp bền vững” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Riêng dự án cấp quốc gia, đến nay đã đạt được những thành công bước đầu và tạo ra một số sản phẩm có giá trị, như: Sản phẩm vải địa kỹ thuật chống xói mòn đất, hạt cải tạo đất và than hoạt tính. TS. Volker Herdegen, nhấn mạnh: Được biết Thanh Hóa là tỉnh thường xuyên chịu tác động của thiên tai nên thực trạng xói mòn đất thường xuyên diễn ra, do đó đoàn công tác đã mang theo 1.500m2 vải địa kỹ thuật để thử nghiệm tại tỉnh Thanh Hóa, làm cơ sở nhân rộng ứng dụng, hướng tới xây dựng nhà máy, sản xuất theo quy mô lớn.

Đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cảm ơn đoàn công tác của các nhà khoa học và doanh nghiệp Đức đã đến thăm, làm việc tại tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời cho biết: Thanh Hóa là tỉnh có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn, trong đó, mía và lúa gạo là 2 cây trồng chủ lực. Vì vậy, nguồn nguyên liệu hữu cơ từ phụ phế phẩm của ngành mía đường và lúa gạo dồi dào. Đây là cơ sở nền tảng và có giá trị cao đối với nông nghiệp bền vững và môi trường xanh. Do đó, đồng chí mong muốn phía Đức sẽ chuyển giao công nghệ để triển khai dự án trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Sau khi trao đổi với đoàn công tác CHLB Đức, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Khoa học và Công nghệ làm báo cáo khoa học đề xuất với Bộ Khoa học và Công nghệ về tính khả thi của dự án “Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng một số vật liệu mới từ phụ phế phẩm của mía đường và lúa để nâng cao giá trị gia tăng và phục vụ nông nghiệp bền vững” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; giao Công ty LASUCO chủ trì làm việc với các nhà khoa học Đức để tiếp thu 3 quy trình công nghệ sản xuất một số loại vật liệu mới (hạt hấp thụ, hạt hữu cơ cải tạo đất và vải địa kỹ thuật chống xói mòn), lựa chọn vị trí và thực hiện mục tiêu trong năm 2019, tỉnh Thanh Hóa sẽ xây dựng mô hình pilot trình diễn công nghệ chế tạo vật liệu mới quy mô chế biến 50 tấn vật liệu/năm.

Cũng trong buổi làm việc, TS. Volker Herdegen - trưởng đoàn công tác đã trao thư của tỉnh trưởng tỉnh Mittelsachsen và quà lưu niệm cho đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền. Thay mặt lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, đồng chí Phó Chủ tịch cũng trao tặng quà lưu niệm cho TS. Volker Herdegen và các thành viên đoàn công tác.

P.V


P.V

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]