(vhds.baothanhhoa.vn) - Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến “Tìm hiểu 90 năm truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa” đã và đang thu hút đông đảo các đơn vị, địa phương tham gia. Cuộc thi đã tạo thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân... Từ đó, nâng cao lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giở lại trang sử hào hùng

Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến “Tìm hiểu 90 năm truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa” đã và đang thu hút đông đảo các đơn vị, địa phương tham gia. Cuộc thi đã tạo thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân... Từ đó, nâng cao lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc...

Tạo sức lan tỏa và tầm ảnh hưởng lớn

Sau 3 cuộc thi tuần, toàn tỉnh đã có hơn 234 nghìn người tham gia với gần 900 nghìn lượt thi. Trong đó, Đảng bộ Thành phố Thanh Hóadẫn đầu về số người dự thi, tiếp đến là Đảng bộ huyện Nga Sơn, Tỉnh Đoàn...

Những con số nói trên đã phần nào cho thấy, cuộc thi đã có sức lan tỏa và tầm ảnh hưởng lớn. Đó là điều đáng mừng và trân trọng. 90 năm qua, một chặng đường cách mạng đầy gian khổ hy sinh nhưng vô cùng vẻ vang, Đảng bộ và lớp lớp các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh đã hun đúc nên truyền thống cách mạng hào hùng làm thay đổi diện mạo quê hương. Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, truyền thống văn hóa, cách mạng của vùng đất, con người xứ Thanh tiếp tục được phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đẩy mạnh đường lối đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Và hôm nay, giữa những ngày tháng 4 lịch sử, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh lại có dịp ôn lại trang sử hào hùng của tỉnh nhà qua một cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến. Cuộc thi nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong 90 năm qua, để khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng bộ tỉnh là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng tỉnh Thanh.

Là một trong những địa phương luôn nằm trong top đầu về số người tham gia, sau 2 cuộc thi tuần, huyện Nga Sơn cũng mang về thành tích đáng nể khi đã giành được 1 giải Nhất (tuần 1) và 1 giải Ba (tuần 2). So với nhiều huyện khác, Nga Sơn không ban hành lại kế hoạch của tỉnh mà đã tham mưu dưới dạng công văn của Thường trực Huyện ủy kèm theo đó là hệ thống câu hỏi cho cơ sở. Chia sẻ của ông Hàn Duy Điều - Trưởng ban Tuyên giáo huyện Nga Sơn: Trong công văn chỉ đạo, chúng tôi giao chỉ tiêu cho các đơn vị, tạo ra hiệu ứng rất tốt. Chỉ đạo cho Đoàn Thanh niên và Phòng Giáo dục là hai đơn vị trực tiếp đôn đốc, theo dõi triển khai cuộc thi. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kể cả tuyên truyền qua xe lưu động.

13 tuần, đó là thời gian cho cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa” diễn ra từ ngày 6/4 đến ngày 6/7/2020. Với những kết quả bước đầu đạt được, đã và đang nhân lên niềm tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng. Ông Phạm Văn Tuấn - Trưởng phòng Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - đơn vị thường trực cuộc thi, cho biết: Rất mừng là cuộc thi không chỉ thu hút các tầng lớp nhân dân trong tỉnh mà cả người ngoài tỉnh và người nước ngoài. Một số đơn vị, địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền nên có số lượng thí sinh tham gia khá đông. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số sở, ngành có số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia còn ít. Vì vậy đề nghị các cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai cuộc thi, phải nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm nhiều hơn nữa...

“Không vì đạt giải, mà để biết nhiều hơn, hiểu sâu hơn về truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh”

Tại cuộc thi tuần 1, thí sinh Trần Công Định (công chức) sinh năm 1970, có địa chỉ tại Tiểu khu 3, thị trấn Nga Sơn (huyện Nga Sơn) đã giành giải Nhất với việc trả lời đúng 8/8 câu hỏi và dự đoán chính xác số người tham gia là 77.234 người. Với thời lượng dành cho các câu hỏi là 15 phút nhưng anh Định chỉ làm hết 18 giây. Sang tuần thứ 2, anh Định giành tiếp giải Ba, mang về cho huyện Nga Sơn 2 giải liên tiếp trong 2 tuần.

Anh Trần Công Định (Nga Sơn) người đạt giải Nhất tại cuộc thi tuần 1.

Theo anh Định, để làm tốt các câu hỏi, ngoài tài liệu phong phú của Ban tổ chức, còn cần phải có tư duy. “Nếu có tư duy thì chưa đọc tài liệu vẫn có thể loại trừ được đáp áp, tất nhiên không phải câu nào cũng như vậy. Mỗi thí sinh có 20 lần/tuần để tham gia thì trong lần 1 tôi sẽ lấy câu hỏi ra, sau đó sẽ dành 1,2 ngày để đọc tài liệu, tra mạng và làm đáp án, thực tế không ảnh hưởng đến thời gian của cuộc thi. Sang lần 2, tôi bắt tay vào trả lời các câu hỏi vì đã có đáp án trong đầu rồi, như vậy mới nhanh được. Còn về phán đoán cũng có một phần may mắn trong đó. Tôi cũng phán đoán xem tổng cán bộ, giáo viên, học sinh toàn tỉnh là bao nhiêu, phải vào website của Sở GD&ĐT, sau đó xem mỗi huyện có bao nhiêu cán bộ, công chức, lao động... Với tôi dù có thể không đạt giải tuần nào nữa, tôi vẫn không dừng tham gia. Tôi dự thi không phải để đạt giải mà là để biết nhiều hơn, hiểu sâu hơn về truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh”, anh Trần Công Định chia sẻ.

Anh Định cũng cho rằng, dự đoán số người cũng thể hiện khả năng phán đoán tổng thể xem cuộc thi thu hút được nhiều người quan tâm hay không, tầm ảnh hưởng ra sao chứ không phải câu hỏi phụ chỉ có ý nghĩa về phân định giải thưởng.

Anh Nguyễn Văn Cương (Đông Sơn), người đạt giải Nhì tuần 2.

Trong tuần thứ 2, huyện Đông Sơn có thí sinh Nguyễn Văn Cương (công chức), sinh năm 1982, có địa chỉ tại khu phố Xuân Lưu, thị trấn Rừng Thông (Đông Sơn) đã đạt giải Nhì. Anh Cương nguyên là giáo viên lịch sử, đã từng có thời gian công tác 14 năm tại Trường THPT Quan Sơn và THPT Quan Sơn 2. Điều đặc biệt, trong cuộc thi này, anh đã vận động bà con lối xóm và họ hàng trong gia đình cùng tham gia. Anh Cương cho biết: Với tư cách là đảng viên, tôi nhận thấy đây là cuộc thi hết sức ý nghĩa. Tôi rất đam mê với những cuộc thi như thế này. Để đạt giải một phần cũng là may mắn, tuy vậy, để có được may mắn đó bản thân tôi cũng chuẩn bị rất nhiều kiến thức để khi có câu hỏi mình tiếp cận được ngay. Tôi còn tìm hiểu nhiều kênh thông tin khác ở trên mạng, học hỏi từ sách báo, thậm chí là đồng nghiệp, bạn bè. Nếu có thời gian, tôi sẽ tiếp tục với cuộc thi, tiếp tục vận động mọi người tham gia...”.

Cuộc thi trắc nghiệm được tiến hành hằng tuần, tuần thi thứ nhất bắt đầu từ ngày 6/4/2020 và kết thúc tuần thi cuối cùng vào ngày 6/7/2020. Các thí sinh làm bài thi trực tiếp trên Website http://www.90namdangbothanhhoa.vn theo từng tuần. Mỗi tuần, Ban Tổ chức cuộc thi đưa ra 8 câu hỏi thi trắc nghiệm và 1 câu “Dự đoán số người tham gia”. Thời gian thi mỗi tuần được tính từ 9 giờ thứ 2 hằng tuần và kết thúc vào 8 giờ thứ 2 tuần kế tiếp. Kết quả được công bố vào thứ 2 hằng tuần. Đối tượng dự thi là người Thanh Hóa đang sinh sống, làm việc ở trong và ngoài tỉnh; người tỉnh ngoài, người nước ngoài quan tâm và tham gia cuộc thi. Mỗi người được dự thi không quá 20 lần/tuần, tuy nhiên chỉ công nhận 1 kết quả trả lời đúng và dự đoán số người tham gia cuộc thi chính xác hoặc gần nhất. Hàng tuần, Ban Tổ chức cuộc thi sẽ tổ chức trao giải thưởng cho những người đoạt giải trong các cuộc thi trắc nghiệm tuần trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc qua tài khoản cá nhân.

Hoàng Việt Anh


Hoàng Việt Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]