(vhds.baothanhhoa.vn) - Sáng nay (1/10, tức 22/8 năm Mậu Tuất), tại Khu Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân), UBND tỉnh đã tổ chức kỷ niệm 600 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 590 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 585 năm ngày mất anh hùng dân tộc Lê Lợi, khai hội Lam Kinh năm 2018.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hào khí Lam Sơn tỏa sáng trường tồn

Sáng nay (1/10, tức 22/8 năm Mậu Tuất), tại Khu Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân), UBND tỉnh đã tổ chức kỷ niệm 600 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 590 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 585 năm ngày mất anh hùng dân tộc Lê Lợi, khai hội Lam Kinh năm 2018.

Tham dự buổi lễ, về phía Trung ương có các đồng chí: Trịnh Thị Thủy - Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL;lãnh đạo Bộ Nội vụ, Tổng cục Du lịch, Cục Văn thư Lưu trữ, Cục Di sản, Cục Văn hoá Cơ sở, Vụ Thi đua Khen thưởng Bộ VH,TT&DL, Bộ Nội vụ.

Về phía tỉnh Thanh Hoá có các đồng chí: Trịnh Văn Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí Thư tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đỗ Trọng Hưng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Đình Xứng -Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá; Đỗ Minh Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hoá, các đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa qua các thời kỳ, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các huyện, thị, thành phố; đại diện một số tỉnh bạn; đại diện Hội đồng họ Lê Việt Nam cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân và du khách thập phương.

Đồng chí Trịnh Văn Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đánh trống khai hội Lam Kinh năm 2018.Đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đọc diễn văn khai hội Lam Kinh năm 2018.

Trong diễn văn khai mạc lễ hội, đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã khái quát về công đức của Đức Thái tổ Cao Hoàng Đế Lê Lợi đối với lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Ông chính là người khởi xướng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thần thánh, đánh đuổi giặc Minh xâm lược, lập nên triều Hậu Lê - vương triều hưng thịnh và kéo dài nhất trong lịch sử chế độ quân chủ phong kiến Việt Nam.

Theo sử sách còn ghi chép lại, vào năm Bính Thân (1416), Lê Lợi cùng với 18 người bạn thân thiết, đã mở Hội thề Lũng Nhai với quyết tâm kháng chiến chống giặc xâm lược, cởi ách nô lệ lầm than cho nhân dân, giành lại giang sơn gấm vóc của tiên tổ. Lời thề thiêng liêng đó đã lan tỏa, tụ hội anh hùng hào kiệt từ khắp mọi vùng, miền đất nước tìm về đất Lam Sơn dấy nghĩa. Đầu năm 1418, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Bình Định Vương Lê Lợi lãnh đạo đã khởi phát. Trải qua 10 năm “nếm mật nằm gai” với bao đau thương, mất mát, bằng nghệ thuật quân sự “lấy yếu chống mạnh” dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều và “đánh vào lòng người” nghĩa quân càng đánh càng mạnh, luôn giành thế chủ động trên chiến trường. Cuối năm 1427 với chiến thắng Chi Lăng, Xương Giang, Cầu Trạm,... buộc giặc Minh phải ký Hội thề Đông Quan đem 30 vạn tàn quân rút về nước. Từ đây đất nước bước vào thời kỳ thái bình thịnh trị.

Với tấm lòng yêu nước, thương dân, tư tưởng đại nghĩa, khoan dung và những kỳ tích trong 10 năm đánh giặc, hơn 5 năm trị vì đất nước, Lê Lợi xứng danh là người anh hùng giải phóng dân tộc kiệt xuất. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta các vua Hùng được xem là “Ông tổ mở nước”; Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938 chấm dứt ngàn năm Bắc thuộc được suy tôn là “Tổ trung hưng thứ nhất”. Với sự nghiệp Bình Ngô thắng lợi chấm dứt ách đô hộ 20 năm của giặc Minh mở ra vương triều Hậu Lê là thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất của đất nước thời phong kiến tự chủ, Lê Lợi xứng đáng là “Ông tổ trung hưng thứ hai” của dân tộc Việt Nam.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng nhấn mạnh:Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, song với truyền thống đoàn kết và cách mạng, các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể, quân và dân các dân tộc trong tỉnh đã chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng và tương đối toàn diện. Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, cao hơn bình quân chung của cả nước. Văn hóa - xã hội tiếp tục có chuyển biến tiến bộ; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân được cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Phát huy hào khí Lam Sơn quật khởi, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa quyết tâm xây dựng khối đoàn kết thống nhất, phát huy trí tuệ, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, lao động, sáng tạo, phát triển, nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; tạo đột phá để đưa Thanh Hóa trở thành tỉnh khá của cả nước vào năm 2020 và đếnnăm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại; phấn đấu trở thành “tỉnh kiểu mẫu” như sinh thời Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn.

Đồng chí Triệu Văn Cường - Thứ trưởng Bộ Nội vụ trao tặng mộc bản cho Đảng bộ, nhân dân Thanh Hóa.

Tại lễ hội, thay mặt Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thanh Hóa, đồng chí Phạm Đăng Quyền -Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội Lam Kinh 2018 đã tiếp nhận phiên bản mộc bản thân thế và sự nghiệp vua Lê Thái Tổ do đồng chí Triệu Văn Cường - Thứ trưởng Bộ Nội vụ trao tặng. Mộc bản khắc về vua Lê Thái Tổ thuộc khối tài liệu Mộc bản triều Nguyễn, ngày 31/7/2009được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới.

Trong không khí thành kính, trang nghiêm, đồng chí Trịnh Văn Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã lên nổi trống lệnh – nhật kỵ nghi thức lễ - kính cáo anh linh Đức Lê Thái Tổ Hoàng Đế và tuyên bố mở hội Lam Kinh.

Hình ảnh chương trình nghệ thuật đặc sắc tại Lễ hội Lam Kinh.

Các đại biểu, đông đảo nhân dân và khách thập phương đã được thưởng thức chương trình nghệ thuật với chủ đề: “Hào khí Lam Sơn tỏa sáng trường tồn”. Chương trình gồm các tiết mục sân khấu hóa ca ngợi công lao của Anh hùng dân tộc Lê Lợi, các bậc tiền nhân, nhân dân Thanh Hóa nói riêng, nhân dân cả nước nói chung trong cuộc Khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược diễn ra cách đây tròn 600 năm. Bên cạnh đó là các ca khúc viết về sự đổi thay, phát triển của quê hương Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay, cùngnhững trò diễn dân gian đặc sắc mang đậm dấu ấn văn hóa xứ Thanh gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu, đặc sắc đã mang đến cho quan khách và nhân dân tham dự Lễ hội Lam Kinh năm 2018 xúc cảm khó quên.

Thu Trang - Thu Thủy


Thu Trang - Thu Thủy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]