(vhds.baothanhhoa.vn) - Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ được quốc tế vinh danh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới mà còn được công nhận là một nhà ngoại giao thiên tài. Tư tưởng, đường lối ngoại giao của Bác đã được nhiều nhà ngoại giao Việt Nam ứng dụng thành công trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được bạn bè trên thế giới kính nể, học tập. Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay với những ứng xử nhạy cảm về vấn đề biển Đông, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh vẫn luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động của chúng ta.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hồ Chí Minh - Nhà ngoại giao thiên tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ được quốc tế vinh danh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới mà còn được công nhận là một nhà ngoại giao thiên tài. Tư tưởng, đường lối ngoại giao của Bác đã được nhiều nhà ngoại giao Việt Nam ứng dụng thành công trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được bạn bè trên thế giới kính nể, học tập. Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay với những ứng xử nhạy cảm về vấn đề biển Đông, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh vẫn luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động của chúng ta.

Chủ tịch Hồ Chí Minh duyệt đội danh dự Quân đội Liên Xô trong lễ đón đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Liên Xô ngày 12/7/1955.

Trong lịch sử ngoại giao Việt Nam, Thanh Hóa vinh dự đóng góp hai gương mặt tiêu biểu, đó là Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh - Nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Trung Quốc (quê huyện Vĩnh Lộc) và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên (quê huyện Hoằng Hóa). Trong cuộc đời và sự nghiệp của mình, họ đã có cơ hội được gần gũi Chủ tịch Hồ Chí Minh, học tập đạo đức, lối sống của Bác, và đặc biệt, được thấm nhuầntư tưởng, đường lối ngoại giao thiên tài của Người. Tôi đã có may mắn được gặp gỡ cả hai nhà ngoại giao kỳ cựu ấy để tìm hiểu về tư tưởng, phong cách ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua những chuyện kể của họ.

Sau khi giành độc lập năm 1945, đất nước ta phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Thù trong giặc ngoài câu kết với nhau hòng lật đổ chính quyền non trẻ. Đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân ta phải cùng lúc chiến đấu với giặc đói, giặc dốt, giặc thiên tai, và sự đe dọa củagiặc ngoại xâm, cũng như sự quấy phá từ bên trong của bè lũ bán nước.

Trước bối cảnh ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cầm lái con thuyền Tổ quốc đã luôn tỉnh táo, linh hoạt, mềm dẻo trong tất cả các tình huống ngoại giao để bảo vệ chính quyền của dân, bảo vệ độc lập dân tộc - một thành quả cách mạng to lớn phải trả bằng nhiều đời xương máu mớicó được.

Thời điểm năm 1946, Chính phủ Pháp mời Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm ngoại giao với danh nghĩa thượng khách của nước Pháp. Chuyến thăm kéo dài tới 100 ngày, kỷ lục nhất trong tất cả các chuyến thăm trong lịch sử ngoại giao. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ cách mạng Việt Nam lâm thời chủ trương tiếp xúc với Chính phủ Pháp, vừa để khẳng định với Pháp vị thế làm chủ của mình, biểu thị quyết tâm của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do, vừa tìm hiểu thái độ, mưu đồ của Pháp, đồng thời thăm dò khả năng thỏa hiệp để hỗ trợ đồng bào miền Nam và kiềm chế chiến tranh mở rộng. Đây chính là cơ hội lớn để đề cao vị thế của Việt Nam, tranh thủ dư luận Pháp, tranh thủ đấu tranh về vấn đề Việt Nam trực tiếp với Chính phủ Pháp, tránh giáp mặt với thực dân Pháp ở Đông Dương.

Với gần ba tháng làm thượng khách ấy, Bác đã có 60 cuộc tiếp xúc với giới báo chí, với các bộ trưởng và 14 tướng lĩnh trong Chính phủ Pháp, gặp gỡ Thủ tướng Pháp Bi-đôn. Trong tất cả những cuộc tiếp xúc đó, Bác Hồ đều nêu rõ nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam là: mong muốn giữ mối quan hệ Việt - Pháp không có tiếng súng. Khi tham quan khu di tích lịch sử ở Noóc-man-đi, Bác Hồ đã lấy bàn tay mình bịt miệng khẩu đại bác với dụng ý nói lên ý chí và tinh thần quyết tâm giữ gìn hòa bình, kiên trì ngăn chặn chiến tranh. Đó cũng là thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt nhân dân Việt Nam gửi tới nhân dân Pháp và những người cầm quyền nước Pháp lúc đó, khẳng định tư tưởng yêu chuộng hòa bình củadân tộc Việt Nam. Thế nhưng, những nhà cầm quyền diều hâu của tư sản Pháp lại không muốn điều đó, trắng trợn xóa bỏ Hiệp định sơ bộ 6/3/1946, trong đó Pháp công nhận “Việt Nam là quốc gia tự do”, và phản bội những cam kết trong bản Tạm ước 14/9/1946, với nội dung thỏa thuận hai bên đình chỉ xung đột và Pháp đảm bảo các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Nam bộ.

Sau rất nhiều cố gắng để vãn hồi hoà bình, nhưng tình hình ngày càng xấu. Bởi vậy, ngày 19/12/1946, Bác đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ’’.

Hồ Chí Minh đã đúc kết tư tưởng hòa hiếu và truyền thống nhân văn của Việt Nam, học tập, tiếp thu kinh nghiệm ngoại giao của thế giới để vận dụng thành công trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng giành độc lập, chống ngoại xâm của dân tộc. Tư tưởng xuyên suốt trong đường lối đối ngoại của Bác là “Hòa bình, hợp tác và phát triển”; coi tất cả các nước có nền dân chủ là bạn bè, coi các nước có chung đường biên giới là anh em. Bí quyết thành công trong quan hệ ngoại giao của Hồ Chí Minh đối với láng giềng Trung Quốc là ứng xử phù hợp với truyền thống lịch sử của quan hệ hai nước, đề cao những điểm tương đồng, không ngừng củng cố, xây dựng niềm tin giữa hai Đảng, hai Nhà nước, tăng cường đoàn kết Việt - Trung trong phong trào Cộng sản quốc tế. Và không chỉ giữ đoàn kết giữa dân tộc mình với các dân tộc khác mà còn góp phần xây đắp tình đoàn kết, hữu nghị giữa các nước khác với nhau. Bởi vậy, trong những năm chống Pháp, chống Mỹ, Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ to lớn của cộng đồng quốc tế. Nói về những hiệu quả đạt được của cách mạng Việt Nam nhờ đường lối đối ngoại sáng suốt của Bác, ông Nguyễn Dy Niên - Nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã khẳng định:“Trong chiến tranh chống Mỹ, nhờ đường lối đối ngoại của Bác, ta nhận được sựgiúp đỡ của cả Liên Xô và Trung Quốc. Không những thế, Bác còn cố gắng để mối quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc tốt đẹp hơn”.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh - sau thời kỳ làm Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, đã được Bác và Trung ương Đảng trực tiếp giao làm Trưởng đoàn cố vấn giúp Trung ương cách mạng Lào, rồi làm Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc. Ông luôn nhớ những lời căn dặn của Bác khi thực hiện nhiệm vụ quốc tế cao cả. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh hồi tưởng lại những lời căn dặn của Bác trước khi sang Lào làm nhiệm vụ quốc tế cao cả: “Sang Lào là để giúp bạn, không được làm thay, không được làm “ông toàn quyền”. Lời căn dặn của Bác đối với cán bộ của mình thật là sâu xa. Năm xưa, thực dân Pháp đến Đông Dương với chiêu bài “Khai hóa văn minh”, nhưng thực tế là đặt ách đô hộ, người Pháp làm “Toàn quyền” ở Đông Dương. Bởi vậy, Bác dặn không được làm “Toàn quyền”, nghĩa là thực hiện nghĩa vụ quốc tế một cách vô tư, trong sáng, không được lạm dụng chuyện giúp đỡ nhau để “đặc quyền đặc lợi” cho cá nhân mình, cho dân tộc mình.

Trước tình hình biển Đông hiện nay, chúng ta khẳng định không bao giờ quên mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam - Trung Hoa đã có từ trước, như Bác Hồ từng nói khi đón Chủ tịch nước và Phó Thủ tướng Trung Hoa sang thăm Việt Nam năm 1963: “Mối tình thắm thiết Việt Hoa - Vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Bởi vậy, Việt Nam đang cố gắng đến mức cao nhất để gìn giữ hòa bình ở biển Đông, trên nguyên tắc “Độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng”.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên - Người luôn đề cao đường lối ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đã có 50 năm cống hiến cho sự nghiệp ngoại giao Việt Nam; là người đầu tiên tổng kết những tư tưởng của Hồ Chí Minh về lĩnh vực ngoại giao và xây dựng thành hệ thống “tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh”, phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu nghệ thuật ngoại giao mang đặc trưng Việt Nam. Ông cũng đã vận dụng một cách hiệu quả tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong tình hình quốc tế phức tạp ở những năm đầu thế kỷ 21, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.Nói về việc ứng dụng tư tưởng, đường lối ngoại giao Hồ Chí Minh vào tình hình thực tế, cụ thể là vấn đề ứng xử trên biển Đông hiện nay, Nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên cho rằng: “Cái quan trọng là giữ tình đồng chí anh em, còn những cái khác biệt như trong vấn đề cụ thể xô xát trên biển Đông, ta cần có ứng xử phù hợp. Đoàn kết nhưng phải trên nguyên tắc và giới hạn. Trong quan hệ quốc tế, không có một nước nào có quan hệ xuôi chiều, phải nhớ Bác dặn câu “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã đi vào con tim, khối óc của lớp lớp các thế hệ người Việt Nam. Bác đã để lại cho muôn đời sau những bài học làmcách mạng vì dân vì nước, trong đó có những bài học vô cùng quý giá về đường lối ngoại giao,tư tưởng hòa hiếu. Lời Bác sẽ mãi là kim chỉ nam để các nhà lãnh đạo, các nhà ngoại giao, quân sự và toàn thể nhân dân Việt Nam lựa chọn cách ứng xử thông minh, khôn khéo nhất trong thời điểm nhạy cảm này, vì nền hòa bình và phát triển thịnh vượng của dân tộc, của mỗi quốc gia bạn bè và toàn nhân loại.

Mai Hương


Mai Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]