(vhds.baothanhhoa.vn) - Sáng nay (19/6), tại Trung tâm hội nghị 25B, Hội nghị quán triệt, triển khai Bộ luật Lao động; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức đã diễn ra.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hội nghị quán triệt triển khai Bộ luật Lao động và một số luật sửa đổi

Sáng nay (19/6), tại Trung tâm hội nghị 25B, Hội nghị quán triệt, triển khai Bộ luật Lao động; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức đã diễn ra.

Đồng chí Bùi Đình Sơn - Giám đốc Sở Tư pháp, Phó chủ tịch Thường trực hội đồng phối hợp khai mạc hộinghị.

Với tinh thần thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, toàn diện và đồng bộ các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Hiến pháp 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực lao động; nội luật hóa các cam kết, các tiêu chuẩn lao động quốc tế vàbổ sungnhững vấn đề mới đang đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế. Ngày 20/11/2019, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động gồm 17 chương, 220 điều, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, thay thế Bộ luật Lao động 2012 với nhiều quy định mới, quan trọng.

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Trong đó, lần đầu tiên mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng đối với người làm việc không có quan hệ lao động; luật hóa vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và tham gia xây dựng quan hệ lao động của các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động; quy định lộ trình nâng tuổi nghỉ hưu cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035 nhằm chuẩn bị, ứng phó với quá trình già hóa dân số; bổ sung một ngày nghỉ trong năm vào ngày liền kề với Ngày Quốc khánh 2/9; quy định cụ thể các trường hợp được tổ chức làm thêm giờ; mở rộng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động… góp phần tạo cơ sở bền vững để xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa, ổn định, phát triển.

Báo cáo viên của Bộ Nội vụ trình bày về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Bên cạnh việc quán triệt, triển khai các nội dung cơ bản của Bộ Luật Lao động, hội nghị đã được nghe các báo cáo viên giới thiệu 2 văn bản luật quan trọng là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của tổ chức chính phủ và luật tổ chức chính quyền, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2020.

Theo đó, Luật tổ chức chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã cụ thể hóa các quy định về vị trí, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phương. Tuy nhiên, qua hơn 3 năm triển khai, một số quy định hiện hành của 2 luật cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với định hướng mới của Đảng. Ngày 22/11/2019, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, có hiệu lực từ ngày 1/7/2020. Luật đã sửa đổi, bổ sung 5/50điều của Luật Tổ chức Chính phủ và 38/143điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Cùng với những đổi mới quan trọng về sắp xếp tổ chức bộ máy, Quốc hội khoá XIV cũng đặc biệt quan tâm tới việc đẩy mạnh cải cách chế độ công chức, công vụ để thu hút và sử dụng đội ngũ viên chức có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong việc phục vụ người dân và cộng đồng. Ngày 25/11/2019 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, có hiệu lực thi hànhvới nhiều điểm mới cần quan tâm

Những sửa đổi, bổ sung trong 2 luật này được sẽ góp phần xây dựng được đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ, đủ sức lãnh đạo đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Kết luận hội nghị, Giám đốc Sở Tư pháp - Bùi Đình Sơn yêu cầu: Các đồng chí lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành cần tập trung nghiên cứu, tìm hiểu; Và cókế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai kịp thời các văn bản pháp luật, các nội dung cơ bản của các hiệp định thương mại thế hệ mới đến cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân.

K.H


K.H

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]