(vhds.baothanhhoa.vn) - Sáng nay (12/2), Hội nghị Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử với Ban chỉ đạo Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử bộ, ngành, địa phương đã diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hội nghị trực tuyến Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử

Sáng nay (12/2), Hội nghị Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử với Ban chỉ đạo Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử bộ, ngành, địa phương đã diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban.

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa có đồng chí Mai Xuân Liêm, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị.

Đây là Hội nghị trực tuyến lần thứ 3 được tổ chức sau gần 18 tháng thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử và là hội nghị toàn quốc đầu tiên sau Tết Canh Tý. Đồng thời, hội nghị diễn ra trong bối cảnh cả nước đang tích cực triển khai hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh virus Corona.

Theo Thủ tướng, nếu làm tốt Chính phủ điện tử cũng là một giải pháp ngăn ngừa corona khi hiện nay, nhiều cơ quan, đơn vị, trường học ứng dụng Chính phủ điện tử trong giao dịch, hạn chế tiếp xúc trực tiếp.

Thủ tướng nêu rõ, Hội nghị hôm nay nhằm tổng kết, đánh giá một năm triển khai Chính phủ điện tử xem đạt kết quả nào tốt nhất để nhân rộng cách làm đó và bổ sung, hoàn thiện các giải pháp một cách thực chất. Bên cạnh đó, Hội nghị sẽ thảo luận về các cản trở, khó khăn trong xây dựng Chính phủ điện tử, nhất là trong việc đưa toàn dân tham gia xây dựng Chính phủ điện tử hay không, các cấp chính quyền đã hưởng ứng mạnh mẽ chưa. "Chúng ta đưa ra những nhiệm vụ mới, giải pháp mới để năm 2020 thực hiện đạt kết quả tốt, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước, vào lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam", Thủ tướng nói.

Hiện, cả nước có 55/63 địa phương tổ chức được trung tâm phục vụ hành chính công, tỷ lệ giải quyết đúng hạn hồ sơ đạt 95%, tổng chi phí xã hội cắt giảm được hơn 18 triệu đồng mỗi ngày công/năm, tương đương 6.300 tỷ đồng/năm.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Chính phủ điện tử vẫn còn tồn tại, hạn chế, như: Chưa hoàn thành các văn bản quy phạm pháp luật làm khung thể chế cho triển khai Chính phủ điện tử; một số nơi chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật liên quan đến chữ ký số trong văn bản điện tử; vướng mắc trong việc lập hồ sơ lưu trữ văn bản điện tử; tình trạng hồ sơ trực tuyến chưa được đồng bộ trên Cổng dịch vụ công quốc gia; một số bộ, ngành, địa phương chưa chú trọng thiết lập hệ thống báo cáo điện tử và triển khai còn chậm so với dự kiến; một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa có ý thức thay đổi thói quen làm việc, tra cứu trên thiết bị điện tử...

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị: Các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tiếp tục huy động nguồn lực triển khai xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử; nhanh chóng hoàn thiện thể chế, thủ tục hệ thống thông tin trên Cổng dịch vụ công quốc gia; khắc phục những tồn tại, hạn chế và khẩn trương thực hiện việc số hóa, báo cáo hóa, xây dựng hệ thống và kết nối hệ thống để báo cáo Chính phủ. Đồng thời, Thủ tướng kỳ vọng Hội nghị đạt kết quả thiết thực, hiệu quả, từ nhận thức đến hành động.

Tính từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ khai trương (ngày 12/3/2019) đến ngày 10/2/2020, đã có hơn 1,26 triệu văn bản điện tử gửi, nhận qua Trục liên thông văn bản quốc gia.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm chủ trìtại điểm cầu Thanh Hóa sau hội nghị trực tuyến Chính phủ.

Ngay sau hội nghị trực tuyến của Chính phủ, trên cơ sở kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch tỉnh Mai Xuân Liêm nhấn mạnh: Chính phủ điện tử, chuyển đổi số là một vấn đề thời sự mà đội ngũ cán bộ chủ chốt của tất cả các sở, ban, ngành, địa phương phải hiểu rõ, thống nhất về nhận thức, đồng thuận và quyết tâm hành động. Tại Thanh Hóa, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 17 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025. Thanh Hóa cũng là một trong 8 địa phương đầu tiên của cả nước khai trương và đi vào vận hành Cổng Dịch vụ công trực tuyến.

Phó Chủ tịch Mai Xuân Liêm cũng đề nghị các đại biểu trên cơ sở ý kiến của các Phó Thủ tướng, Thủ tướng Chính Phủ, tiếp thu, nghiên cứu để tham mưu, đề xuất cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành xây dựng chính quyền điện tử phù hợp với nhiệm vụ từng ngành, từng lĩnh vực, địa phương. Đồng thời giao Sở TT-TT phối hợp với Phòng quản lý Cổng thông tin điện tử và công nghệ thông tin UBND tỉnh chuẩn bị báo cáo tình hình thực hiện phát triển Chính phủ điện tử năm 2019, nhiệm vụ năm 2020 của tỉnh Thanh Hóa.

P.V


P.V

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]