(vhds.baothanhhoa.vn) - Thực hiện chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện (DSM), chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR) là một trong những giải pháp quan trọng được tập trung đề cập tại Hội thảo sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả - Trách nhiệm và lợi ích của doanh nghiệp diễn ra sáng nay 8/8 tại khách sạn Mường Thanh (TP Thanh Hóa).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hội thảo về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong doanh nghiệp

Thực hiện chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện (DSM), chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR) là một trong những giải pháp quan trọng được tập trung đề cập tại Hội thảo sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả - Trách nhiệm và lợi ích của doanh nghiệp diễn ra sáng nay 8/8 tại khách sạn Mường Thanh (TP Thanh Hóa).

Hội thảo do Bộ Công thương, UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo thực hiện với sự tham gia của 300 đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Đơn vị Điện lực và các doanh nghiệp tham gia kí kết Thỏa thuận tham gia chương trình DR.

Mục tiêu đạt mức tiết kiệm năng lượng 5-7% giai đoạn 2019- 2025

Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam, dự báo trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, nhu cầu sử dụng điện tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016- 2020 là 10,3- 11,3%/năm; giai đoạn 2021- 2030 khoảng 8- 8,5%/năm. Trong đó, có những địa phương tăng trên 15%/năm. Điều này đặt ra nguy cơ thiếu điện trong tương lai gần mà theo tính toán, giai đoạn 2021- 2025 có thể thiếu 3,1 tỉ- 12 tỉ kWh; giai đoạn 2028– 2030 thiếu 1,5 tỉ- 12 tỉ kWh.

Nguyên nhân được xác định do tỉ trọng nguồn điện của EVN ngày càng thấp, hiện tại sản lượng điện của EVN chỉ chiếm 40% và sẽ còn giảm dần trong các năm tới. Trong khi đó, nhiều dự án nguồn điện lớn chậm tiến độ, nguồn nhiên liệu không đủ đáp ứng, bất lợi từ yếu tố thời tiết… cũng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng này.

Hội thảo thu hút sự tham gia của 300 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Qua dự báo, phân tích những khó khăn trong sản xuất và cung ứng điện trong giai đoạn tới, hội thảo đã tập trung thảo luận, đưa ra các giải pháp nhằm sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, nhất là trong các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ điện năng lớn.

Đại diện Vụ TKNL và phát triển bền vững – Bộ Công thương đã giới thiệu tới các đại biểu “Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giai đoạn 2019- 2030”. Mục tiêu của chương trình này nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua việc triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý Nhà nước, hỗ trợ kỹ thuật, nhiên cứu khoa học công nghệ và phát triển sản phẩm, chuyển đổi thị trường, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực... Đồng thời, hình thành thói quen sử dụng SDĐTK&HQ trong mọi hoạt động xã hội, giảm cường độ năng lượng trong các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế.

Mục tiêu cụ thể, giai đoạn 2019- 2025 đạt mức tiết kiệm năng lượng 5-7% tổng tiêu thụ toàn quốc; giai đoạn 2026- 2030 đạt mức tiết kiệm năng lượng 8-10%tổng tiêu thụ toàn quốc trong cả giai đoạn 2019- 2030.

Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giai đoạn 2019- 2030 cũng chỉ rõ các biện pháp nhằm tiết kiệm điện đối với đối tượng là doanh nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp nên xây dựng hệ thống quản lý năng lượng; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra giám sát việc thực hiện tiết kiệm điện và áp dụng các giải pháp công nghệ tiết kiệm điện, sử dụng các nguồn năng lượng thay thế từ năng lượng mặt trời, biomas…

Lợi ích từ chương trình điều chỉnh phụ tải DR

Để làm rõ hơn giải pháp tiết kiệm điện đối với khách hàng doanh nghiệp, các chuyên gia đã đề cập và giới thiệu lợi ích từ các chương trình quản lý nhu cầu điện (DSM).

DSM (Demand Side Management) được hiểu là một tập hợp các giải pháp Kỹ thuật- Công nghệ- Kinh tế- Xã hội nhằm hỗ trợ khách hành và đơn vị điện lực sản xuất, kinh doanh điện và sử dụng điện một cách hiệu quả và tiết kiệm thông qua các giải pháp phân bố lại nhu cầu phụ tải giờ cao điểm, thấp điểm và bình thường để san bằng biểu đồ phụ tải, tăng hệ số phụ tải, tối ưu hóa sử dụng năng lượng. Trong đó, điều chỉnh phụ tải điện – DR (Demand Side Response/ Demand Response) là một hình thức của Chương trình DSM góp phần giảm công suất cực đại vào giờ cao điểm của hệ thống điện quốc gia, vùng miền hoặc tại các khu vực lưới điện bị quá tải, nghẽn mạch cục bộ.

Trên thực tế, DSM đã được thực hiện ở nước ta từ 2007. Tại Thanh Hóa, với 125 khách hàng sử dụng trên 1 triệu kWh/năm, 51 khách hàng sử dụngtrên 3 triệu kWh/năm, tiềm năng DR được đánh giá rất cao. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh đã có 140 khách hàng ký thỏa thuận DR, công suất tiết giảm63,37 MW.

Nhân dịp này, Điện lực tỉnh Thanh Hóa và nhiều doanh nghiệp khác cũng đã ký kết Thỏa thuận tham gia chương trình DR.

Nguyên Mai


Nguyên Mai

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]