(vhds.baothanhhoa.vn) - Suy nghĩ, lời nói và hành động của vị “công bộc” phường Vĩnh Hòa (TP Nha Trang) đã hắt một bát nước nóng vào không khí chung sức, đồng lòng chống dịch COVID-19.

Lời Bác năm xưa: “Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được”

Suy nghĩ, lời nói và hành động của vị “công bộc” phường Vĩnh Hòa (TP Nha Trang) đã hắt một bát nước nóng vào không khí chung sức, đồng lòng chống dịch COVID-19.

Lời Bác năm xưa: “Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được”

Lực lượng chức năng phường Vĩnh Hòa kiểm tra người đi mua bánh mì. (Ảnh cắt từ clip).

Đọc, nghe những mẩu chuyện đời thường của Bác Hồ, sẽ dễ dàng cảm nhận được sự hiện diện dung dị của Người trong đời sống của thế hệ chúng ta hôm nay và mãi mãi về sau, để từ đó mỗi người “tự soi”, “tự sửa”. Câu chuyện sau đây là một ví dụ.

Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ Trung đoàn thường hay quát mắng chiến sĩ.

Biết được thông tin, một hôm, Bác cho gọi đồng chí này lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp, dù đồng chí này có đến sớm, cũng phải giữa trưa mới cho vào gặp Bác.

Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng Ngọ nên đồng chí cán bộ Trung đoàn vã cả mồ hôi, người như bốc lửa. Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn có đặt hai cốc nước, một cốc nước nóng như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh.

Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:

- Chú uống đi.

Đồng chí cán bộ kêu lên:

- Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.

Bác mỉm cười:

- À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?

- Dạ có ạ.

Bác nghiêm nét mặt nói:

- Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hòa nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.

Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa.

Một bài học về ứng xử đã được Bác truyền đạt một cách giản dị mà thấm thía với không chỉ đồng chí cán bộ Trung đoàn. Sự nóng giận sẽ dễ khiến chúng ta mất kiểm soát bản thân mình, nói những điều và làm những việc không nên mà không nghĩ đến hậu quả. Chưa kể, những lời nói, hành vi thiếu chuẩn mực tựa như cốc nước nóng, bản thân mình không thể uống, thì chắc chắn người khác cũng không thể uống. Điều đó càng đặt ra yêu cầu nghiêm khắc trong ứng xử của người cán bộ, đảng viên trong ứng xử với cấp dưới và đặc biệt là với quần chúng nhân dân.

Bác Hồ đã nhiều lần cảnh báo: “Trong điều kiện Đảng cầm quyền, cán bộ, đảng viên có chức quyền dễ mắc vào tệ quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, áp đặt. Mặt khác, cũng không được suy nghĩ và hành động theo thói ban ơn, ban phát cho dân, mà phải biết khéo tổ chức lực lượng, phát huy trí tuệ, sáng kiến của dân, động viên sức dân để trước hết làm lợi cho dân và do đó, xã hội và Nhà nước cũng có thêm lợi ích”.

Thế nên, cách hành xử của đồng chí Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang (Khánh Hòa) trong đoạn clip dài 8 phút làm “dậy sóng” mạng xã hội 2 ngày qua, chính là “cốc nước nóng” mà tất cả đều “không uống được”.

Có thể vì nóng giận, cũng có thể vì “quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, áp đặt” mà một vị Phó Chủ tịch UBND phường xưng “mày - tao”, buông lời miệt thị “phải ở trên núi xuống không”, dọa dẫm “bắt luôn” và dứt khoát ra lệnh thu giấy tờ, thu giữ xe của anh thanh niên đi mua bánh mì.

Dù rằng, ngay sau khi clip được phát tán và gây xôn xao mạng xã hội, Chủ tịch UBND TP Nha Trang đã yêu cầu phường Vĩnh Hòa chấn chỉnh lại hành vi của cán bộ phường, trả ngay xe đã thu giữ của người dân trong clip. Tuy nhiên, suy nghĩ, lời nói và hành động của vị “công bộc” phường Vĩnh Hòa đã hắt một bát nước nóng vào không khí chung sức, đồng lòng chống dịch COVID-19.

Vị Phó Chủ tịch UBND phường hẳn không nhớ hàng năm đều được học tập, tiếp thu, quán triệt và viết cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong đó có việc xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân.

Nguyên Phong

Tin liên quan:
  • Lời Bác năm xưa: “Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được”
    Lời Bác năm xưa: Thịt cả một con bò cơ à?

    Đã có những bài học đau xót về “bệnh hình thức” - “cha đẻ” của “bệnh quan liêu”, bệnh “lãng phí”, lối sống xa hoa, hưởng thụ.

  • Lời Bác năm xưa: “Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được”
    Lời Bác năm xưa: Quả bóng danh dự và rời răn dạy về sự công tâm

    Trong nhiều giải và trận đấu bóng đá, có một nghi thức đá quả bóng danh dự. Người được đá quả bóng danh dự đầu trận thường là các yếu nhân, cựu danh thủ hoặc những người nổi tiếng. Quả bóng được đá đi, nhằm truyền bá một thông điệp, một nguồn cảm hứng tốt đẹp hướng tới cộng đồng.


Nguyên Phong

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]