(vhds.baothanhhoa.vn) - Là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển, xã Nga Tân (Nga Sơn) có tổng diện tích nuôi trồng thủy hải sản lên tới hơn 200 ha, chủ yếu nuôi tôm quảng canh. Dư địa đồng tôm tiếp tục được mở rộng từ những diện tích đất cói, đất nông nghiệp kém hiệu quả. Để phát huy ngành nghề này cần phải đầu tư hệ thống kênh dẫn tiêu thoát nước quy mô.

Người nuôi tôm xã Nga Tân mong được đầu tư hệ thống kênh dẫn nước

Là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển, xã Nga Tân (Nga Sơn) có tổng diện tích nuôi trồng thủy hải sản lên tới hơn 200 ha, chủ yếu nuôi tôm quảng canh. Dư địa đồng tôm tiếp tục được mở rộng từ những diện tích đất cói, đất nông nghiệp kém hiệu quả. Để phát huy ngành nghề này cần phải đầu tư hệ thống kênh dẫn tiêu thoát nước quy mô.

Người nuôi tôm xã Nga Tân mong được đầu tư hệ thống kênh dẫn nước

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao đang là hướng đi đúng của xã Nga Tân.

Trung tuần tháng 7-2021, người nuôi tôm ở xã Nga Tân không khỏi rầu rĩ trước ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến cho nghề “hái ra tiền” hôm nào nay chỉ có thể hoạt động cầm chừng.

Anh Hiếu, chủ một đầm tôm thở dài, nói: “Giá tôm thấp, nhiều đầu mối thu mua tôm thường xuyên trước đây giờ dừng hẳn. Họ hứa, khi nào hết dịch sẽ kết nối lại”.

Mất đi phần lớn thị trường từ hệ thống nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống… con tôm hiện tại phục vụ chủ yếu cho thị trường tiêu dùng của người dân.

Người nuôi tôm xã Nga Tân mong được đầu tư hệ thống kênh dẫn nước

Để có nước phục vụ cho nuôi tôm, bà con phải đầu tư hệ thống máy bơm nước qua đê rất tốn kém.

Ảnh hưởng của dịch là rõ, song theo ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Nga Tân thì, khó khăn trên chỉ mang tính chất thời điểm. Thực tế, những năm qua, chính quyền địa phương đã đi đúng hướng khi chuyển đổi phần nhiều những diện tích cói, đất nông nghiệp kém hiệu quả, khuyến khích bà con chuyển đổi, thuê khoán sang nuôi trồng thủy hải sản, đặc biệt là nuôi tôm.

Những đồng tôm giúp đời sống của Nhân dân từng bước được nâng cao, góp phần trong xây dựng nông thôn mới. Thậm chí, xã đã mạnh dạn trong việc ứng dụng nuôi tôm công nghệ cao trong ao, bể có mái che với diện tích 10 ha/5 hộ.

Kết quả từ những vụ nuôi đầu tiên cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với nuôi tôm quảng canh. Theo đó, với chi phí khoảng 1,5 tỷ đồng đầu tư cho 1 ha mô hình nuôi tôm công nghệ cao, chỉ sau vụ thu đầu tiên phần lớn các chủ đầm đã hoàn vốn.

“Ngoài thu nhập, mô hình này sau khi đầu tư sẽ ổn định, bền vững tránh được những rủi ro bởi thời tiết”, ông Dũng phân tích.

Người nuôi tôm xã Nga Tân mong được đầu tư hệ thống kênh dẫn nước

Để tạo điều kiện cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản, người dân mong sớm có dự án đầu tư kênh tiêu dẫn nước từ Lạch Càn.

Cũng theo ông Dũng, xã không có diện tích trồng lúa, vì vậy ngoài cây cói (khoảng 200 ha) thì việc phát triển nuôi trồng thủy sản là định hướng đúng, lâu dài. Tuy nhiên, từ năm 2014 bà con và chính quyền đã nhiều lần kiến nghị, mong một dự án thủy lợi quy mô (khoảng 20 tỷ đồng) với một kênh tiêu dẫn nước từ Lạch Càn về khu vực nuôi trồng thủy sản nhưng chưa được chấp thuận.

150 hộ nuôi tôm, đặc biệt là 5 hộ tiên phong trong mô hình nuôi tôm công nghệ cao đang gặp nhiều khó khăn, tốn kém chi phí trong việc dẫn nước vượt đê từ Lạch Càn về đồng tôm của mình.

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao của ông Trần Thanh Quang với gần 4 ha là một ví dụ. Để đầu tư, duy trì, phát triển mô hình, ngoài những khoản đầu tư ao, bể, ông đã phải bỏ ra một nguồn vốn không hề nhỏ cho hệ thống bơm, tiêu nước từ Lạch Càn về các ao bể.

Nhiều chủ đầm nuôi ở đây cho biết, nếu được đầu tư hệ thống kênh tiêu dẫn thì bà con nuôi tôm quảng canh nói riêng, các chủ ao đầm nuôi tôm công nghệ cao sẽ chủ động hơn trong việc tiêu dẫn nước, giảm bớt gánh nặng đầu tư.

Sơn Đình - Linh Hương


Sơn Đình - Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]