(vhds.baothanhhoa.vn) - Do mưa lũ trên thượng nguồn đổ xuống, với lượng phù sa lớn, từ khi hoạt động đến nay Khu neo đậu Lạch Trường (huyện Hậu Lộc) chưa được nạo vét, do đó gây ra hiện tượng bồi lắng, gây khó khăn, nguy hiểm cho tàu thuyền ra vào.

Nỗi lo bồi lắng tại Khu neo đậu Lạch Trường

Do mưa lũ trên thượng nguồn đổ xuống, với lượng phù sa lớn, từ khi hoạt động đến nay Khu neo đậu Lạch Trường (huyện Hậu Lộc) chưa được nạo vét, do đó gây ra hiện tượng bồi lắng, gây khó khăn, nguy hiểm cho tàu thuyền ra vào.

Nỗi lo bồi lắng tại Khu neo đậu Lạch Trường

Tình trạng bồi lắng diễn ra nghiêm trọng gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào cảng cũng như tránh trú mùa mưa bão.

Cảng cá Hòa Lộc, Âu tránh trú bão Lạch Trường được nhà nước đầu tư xây dựng nhằm phục vụ hậu cần cho đội tàu khai thác của tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh ven biển hoạt động trên Vịnh Bắc bộ. Đây là cơ sở hạ tầng để từng bước hình thành trung tâm nghề cá của tỉnh, là nơi neo đậu tránh trú bão cho các tầu thuyền hoạt động trên biển, năng lực của cảng thường xuyên phục vụ cho khoảng 500 tàu thuyền khai thác, sản lượng hàng hóa thủy sản qua cảng hàng năm đạt gần 20.000 tấn.

Trong thời gian gần đây luồng lạch ra vào cảng đã bị bồi lắng nghiêm trọng dẫn đến luồng lạch bị thu hẹp, uốn khúc quanh co, nhất là đầu cửa lạch nên việc ra vào cảng để bốc dỡ hàng hóa cũng như vào âu tránh trú bão của các phương tiện khai thác rất khó khăn. Điển hình trong hai năm 2015, 2016 đã có 10 tầu khai thác xa bờ của ngư dân vào cảng bốc dỡ hàng hóa và tránh trú bão đã bị mắc cạn, sóng xô lên bãi ngao bị hư hỏng nặng có tầu đã bị phá hủy hoàn toàn.

Theo khảo sát, từ đầu cửa lạch đi vào khoảng 1000m đã bị bồi lắng rất nghiêm trọng thời điểm mực nước xuống thấp nhất chỉ còn -0.7m nước, thời điểm mực nước cao nhất chỉ có -2.8m. Khu vực cửa vào âu khi triều kiệt mực nước chỉ còn -1m, chỉ tàu công suất nhỏ dưới 50CV mới vào được, đặc biệt khu neo đậu của tầu 250CV đã bị bồi lắng từ 1-1,5m. Khu số 1 (khu neo đậu tầu có công suất từ 90 - 250CV) triều kiệt độ sâu luồng neo đậu -0,2 m; triều cường độ sâu -1,5m. Khu số 2 (khu neo đậu tầu có công xuất từ 250 - 400CV) triều kiệt độ sâu luồng neo đậu -0,5 m; triều cường độ sâu -1,8m.

Nỗi lo bồi lắng tại Khu neo đậu Lạch Trường

Đã có những tàu thuyền bị mắc cạn ảnh hưởng đến sản xuất cũng như thiệt hại về tài sản.

Ông Lê Văn Thăng, Giám đốc Ban quản lý Cảng cá Hòa Lộc cho biết: Những năm gần đây số lượng tàu cá trong tỉnh phát triển nhanh, nhất là loại tàu công suất lớn, riêng khu vực huyện Hậu Lộc thường xuyên phục vụ cho trên 700 tàu (trong đó có trên 80 tàu cá có công suất trên 400CV) thường xuyên ra, vào cảng bốc hàng hóa, neo đậu ở khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá Lạch Trường, chưa kể số lượng tàu cá khu vực lân cận và tỉnh ngoài.

Nỗi lo bồi lắng tại Khu neo đậu Lạch Trường

Thực trạng bồi lắng nghiêm trọng đang gây ra nhiều khó khăn cho tàu thuyền vào âu tránh trú bão.

Khi mùa mưa bão đang đến gần, lượng tàu thuyền vào lạch trú bão nhiều hơn so với những mùa khác. Tuy nhiên, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá bị bồi lắng rất nghiêm trọng, gây khó khăn và nguy hiểm cho tàu thuyền, đặc biệt trong tránh trú bão, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế và tâm lý của bà con ngư dân.

Mặt khác, công trình trên âu tránh trú bão hiện tại chưa có điện, nước, nhà điều hành âu, đường giao thông quanh âu lầy lội vì vậy mỗi khi có bão gió rất khó khăn cho BQL điều hành sắp xếp tầu thuyền và các phương tiện khai thác vào âu để tránh trú bão.

Để đảm bảo an toàn cho tàu cá ra vào cảng cá và neo đậu tránh trú bão, theo ông Lê Văn Thăng cảng cần được nạo vét khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá Lạch Trường; xây dựng đường giao thông quanh âu, kè 2 bên mái âu, xây dựng nhà điều hành âu; lắp đặt hệ thống điện, nước trong khu vực âu…

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]