(vhds.baothanhhoa.vn) - Sáng nay (29/1), Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác Văn học nghệ thuật năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019; Trao giải thưởng VHNT Lê Thánh Tông năm 2017; và tặng giấy khen của Chủ tịch Hội VHNT cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát huy sức mạnh của văn học nghệ thuật

Sáng nay (29/1), Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác Văn học nghệ thuật năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019; Trao giải thưởng VHNT Lê Thánh Tông năm 2017; và tặng giấy khen của Chủ tịch Hội VHNT cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.

Tham dự Hội nghị có đồng chí Phạm Đăng Quyền - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo; Đảng ủy khối cùng đông đảo các văn nghệ sĩ hội viên của Hội VHNT tỉnh.

Năm 2018 khép lại với những kết quả đáng ghi nhận trong hoạt động VHNT xứ Thanh.Theo đó, các Ban thuộc Hội đều nỗ lực trong hoạt động văn học, nghệ thuật, góp phần làm nên sự đa dạng, phong phú cho đời sống VHNT tỉnh nhà.

Đồng chí Phạm Đăng Quyền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và Phạm Duy Phương - Chủ tịch Hội VHNT trao bằng khen và giấy chứng nhận cho các tác giả đạt giải A giải thưởng Văn học Nghệ thuật Lê Thánh Tông.

Ban Văn xuôi chủ động tạo điều kiện để hội viên thâm nhập thực tế ở các vùng miền trong tỉnh, tập trung sáng tác với nhiều mảng đề tài như xây dựng NTM, xây dựng nhân cách người xứ Thanh trong mắt bạn bè. Hội viên của ban Văn xuôi đã không ngừng nghỉ trong lao động nghệ thuật, cho ra đời các tác phẩm văn học chất lượng. Nổi bất trong đó là một số đầu sách: “Hồn Trinh nữ” (Viên Lan Anh), tiểu thuyết “Động thổ” (Lê Ngọc Minh); Sáng tạo và đổi mới sáng tác, nhiều họa sĩ của Ban Mỹ thuật đã chủ động đi thực tế sáng tác, đưa hơi thở cuộc sống vào từng nét cọ màu sắc. Năm 2018, Ban Mỹ thuật đã có 19 tác phẩm tham dự Triển lãm Mỹ thuật khu vực Bắc miền Trung lần thứ 23 tại Hà Tĩnh; Với việc chú trọng tới công tác sưu tầm, nghiên cứu lý luận và quảng bá tác phẩm của Ban Âm nhạc. Công trình “Âm nhạc dân gian xứ Thanh” của nhạc sĩ Nguyễn Liên đã vinh dự được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao tặng giải Nhì; nhạc sĩ Đoàn Dũng được UBND tỉnh, Sở KH&CN giao làm chủ đề tài cấp tỉnh về “Phát huy giá trị ca khúc viết về Thanh Hóa phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương đất nước”; và dù đã tuổi cao sức yếu nhưng nhạc sĩ Văn Hòe vẫn say sưa nghiên cứu “Hò sông Mã” “Trống lễ”; Xứ Thanh với sự đa dạng về sắc màu văn hóa dân gian là kho nguồn để các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian say sưa sưu tầm, nghiên cứu để cho ra đời những tác phẩm chất lượng. Có thể kể đến “Văn tài võ lược xứ Thanh” của Trịnh Hoành; “Xứ Thanh những sắc màu văn hóa” của Trần Thị Liên… Là “tiếng nói” của Hội VHNT tỉnh nhà, năm 2018 Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh bên cạnh hoạt động chuyên môn đã tổ chức thành công Cuộc thi sáng tác Văn học trẻ, tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần tìm kiếm, bồi dưỡng, thu hút cây viết trẻ trong và ngoài tỉnh…

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động Văn học, Nghệ thuật tỉnh nhà cũng còn không ít tồn tại, hạn chế. Trong đó, số lượng các tác phẩm tuy nhiều nhưng chất lượng nổi bật, đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa trong cộng đồng vẫn còn ít. Cùng với đó, tham luận ý kiến tại hội nghị, các hội viên cũng chỉ ra những khó khăn về cơ chế, chính sách gây ảnh hưởng đến hoạt động của hội viên nói riêng và hoạt động Hội VHNT nói chung.

Dự và phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh biểu dương những kết quả, đóng góp của đội ngũ văn, nghệ sĩ Hội VHNT Thanh Hóa. Năm 2018, tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 23 ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới”, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Văn học nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa. Là nhu cầu thiết yếu thể hiện khát vọng chân thiện mỹ của con người, là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam”. Điều đó đặt ra yêu cầu quan trọng cho văn nghệ sĩ xứ Thanh phản ánh đất và người hôm nay. Các văn nghệ sĩ cần bám sát đời sống thực tế, đi vào những mũi nhọn của cuộc sống …để từ đó văn học nghệ thuật vươn lên tầm quốc gia về chất lượng tác phẩm, giữ gìn sắc thái địa phương…Nhằm thực hiện mục tiêu đó, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Hội VHNT phát huy sức sáng tạo của văn nghệ sĩ, sự đa dạng của thể loại, tìm phương thức phù hợp hội tụ mọi sự sáng tạo, nuôi dưỡng, xây dựng con người Việt Nam nói chung, Thanh Hóa nói riêng. Hội cần nghiên cứu, đề xuất, ban hành cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho văn học nghệ thuật phát triển phong phú, mạnh mẽ. Phát huy tối đa sức ảnh hưởng của văn học nghệ thuật đến đông đảo quần chúng nhân dân trong việc khẳng định cái mới, cái tích cực, phê phán tiêu cực, xấu xa gây cản trở sự phát triển của xã hội.

Lãnh đạo Hội trao giấy khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong lao động, sáng tạo VHNT năm 2018.

Hội nghị cũng đã công bố quyết định, trao bằng khen, thưởng của Chủ tịch tỉnh và giấy chứng nhận đạt giải của Hội VHNT cho các tác giả, nhóm tác giả đạt Giải thưởng Văn học nghệ thuật Lê Thánh Tông năm 2017. Theo đó, có 4 giải A; 7 giải C; 11 giải C và 6 giải KK. Trong dịp này, Chủ tịch Hội VHNT tỉnh đã tặng giấy khen cho 7 tập thể và 18 cá nhân có thành tích xuất sắc trong lao động, sáng tạo VHNT năm 2018. Cùng với đó, hội nghị cũng công bố quyết định kết nạp mới 24 hội viên thuộc 9 Ban chuyên ngành.

Thu Trang


Thu Trang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]