(vhds.baothanhhoa.vn) - Chủng cúm gia cầm (CGC) độc lực cao là loại vi rút có tốc độ lây lan rất nhanh làm chết hàng loạt gia cầm ở nhiều loài khác nhau như gà, vịt, ngan, chim cút… Đáng lo ngại là chủng vi rút này còn có khả năng lây sang người.

Quyết liệt ngăn chặn chủng vi rút cúm gia cầm độc lực cao

Chủng cúm gia cầm (CGC) độc lực cao là loại vi rút có tốc độ lây lan rất nhanh làm chết hàng loạt gia cầm ở nhiều loài khác nhau như gà, vịt, ngan, chim cút… Đáng lo ngại là chủng vi rút này còn có khả năng lây sang người.

Quyết liệt ngăn chặn chủng vi rút cúm gia cầm độc lực cao

Tại Việt Nam, theo báo cáo của các cơ quan chuyên ngành thú y, từ đầu tháng 6-2021 đến nay đã phát hiện chủng vi rút CGC H5N8 tại 3 tỉnh: Hòa Bình, Cao Bằng và Quảng Ninh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, thời gian tới nguy cơ dịch CGC A/H5N8 là rất cao. Do đó, ngày 2-7-2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công điện khẩn số 4154/CĐ-BNN-TY về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh CGC A/H5N8 và các chủng vi rút CGC thể độc lực cao khác lây lan diện rộng.

Quyết liệt ngăn chặn chủng vi rút cúm gia cầm độc lực cao

Thanh Hóa được nhận định là tỉnh có nguy cơ cao bị các chủng CGC độc lực cao xâm nhập. Do đó, thời gian qua, Sở NN&PTNT đã và đang phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh quyết liệt thực hiện các giải pháp ngăn chặn, phòng, chống chủng vi rút CGC độc lực cao.

Quyết liệt ngăn chặn chủng vi rút cúm gia cầm độc lực cao

Theo đó, đã khuyến cáo, hướng dẫn các địa phương sử dụng các loại vắc - xin CGC đang được phép lưu hành tại Việt Nam và có hiệu quả bảo hộ đối với chủng vi rút CGC A/H5N6 (theo OIE chủng vi rút CGC A/H5N8 cùng phân nhánh 2.3.4.4 với vi rút CGC A/H5N6) để tiêm phòng sớm, triệt để cho toàn bộ đàn gia cầm trên địa bàn.

Quyết liệt ngăn chặn chủng vi rút cúm gia cầm độc lực cao

Rà soát, tổ chức tiêm vắc - xin CGC phòng bệnh cho đàn gia cầm, bảo đảm đạt tỷ lệ trên 80% tổng đàn có nguy cơ; thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm mới phát sinh và chưa được tiêm phòng.

Quyết liệt ngăn chặn chủng vi rút cúm gia cầm độc lực cao

Hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; thường xuyên vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất; tổ chức tháng tổng vệ sịnh, tiêu độc, sát trùng để tiêu diệt các loại mầm bệnh; tiêm phòng đầy đủ các vắc - xin phòng bệnh CGC cho đàn gia cầm. Tổ chức thực hiện nghiêm việc kiểm dịch tại gốc; kiểm soát chặc chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm trên địa bàn. Tăng cường truyền thông để người dân không tham gia vào hoạt động buôn bán, vận chuyển lậu gia cầm qua biên giới; đồng thời, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Quyết liệt ngăn chặn chủng vi rút cúm gia cầm độc lực cao

Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động giám sát gia cầm có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, kịp thời phát hiện, báo cáo chính quyền, cơ quan thú y và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tuyệt đối không buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm mắc bệnh, vứt xác gia cầm, chất thải chưa qua xử lý ra môi trường; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, báo cáo dịch bệnh theo quy định; hằng ngày tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng hoặc sử dụng vôi bột để sát trùng khu vực nuôi…

Quyết liệt ngăn chặn chủng vi rút cúm gia cầm độc lực cao

Tính đến ngày 20-8, toàn tỉnh đã tiến hành tiêm vắc - xin CGC cho 334.000 con gia cầm các loại. Ngành nông nghiệp phấn đấu hoàn thành 100% diện tiêm đối với đàn gia cầm trước ngày 30-9-2021.

Hương Thơm


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]