Sau 10 ngày bùng phát, tại tỉnh Thanh Hóa đã có thêm địa phương thứ hai bùng phát dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, tỉnh đã có sáng kiến nhằm tăng hiệu quả việc khử trùng tiêu độc, ngăn chặn dịch bùng phát thêm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hóa: Sáng kiến trong khử trùng tiêu độc dịch tả lợn châu Phi

Sau 10 ngày bùng phát, tại tỉnh Thanh Hóa đã có thêm địa phương thứ hai bùng phát dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, tỉnh đã có sáng kiến nhằm tăng hiệu quả việc khử trùng tiêu độc, ngăn chặn dịch bùng phát thêm.

Huyện Thiệu Hóa là địa phương thứ 2 của tỉnh Thanh Hóa bùng phát dịch tả lợn châu Phi vào ngày 5/3.

Ngay sau khi nhận được thông tin có lợn chết tại nhà ông Nguyễn Khắc Hùng, thôn 1 xã Thiệu Phúc, huyện đã phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành lấy mẫu và xác định có 4/10 con lợn trong đàn bị nhiễm bệnh tả lợn châu Phi. Công tác tiêu hủy và vệ sinh tiêu độc khử trùng bằng vôi bột được tiến hành ngay trong đêm bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật.

Huyện cũng chủ động cấp hỗ trợ 90 lít hóa chất, 2 tấn vôi bột, 90 bộ quần áo bảo hộ, 5 máy động cơ phun hóa chất tiêu độc khử trùng. Ngoài phần hỗ trợ của tỉnh, huyện đã chủ động mua 50 bộ quần áo blue, 2,7 tấn vôi bột, 700 lít hóa chất và 5 bình động cơ để thực hiện công tác phòng chống dịch.

Hố chôn lợn dịch tả châu Phi sau khi bị tiêu hủy vẫn phải được các nhân viên thú y rắc vôi bột và phun khử trùng tiêu độc ít nhất trong vòng 3 tuần nhằm tận diệt virut dịch bệnh.

Huyện đã lập các đội kiểm tra lưu động động vật liên ngành tạm thời và lập 5 chốt kiểm tra dịch cấp huyện và 3 chốtkiểm dịch cấp xã đặt tại xã Thiệu Phúc, đồng thời chỉ đạo các xã khác trong huyện thành lập chốt kiểm dịch động vật tạm thời nhằm kiểm soát 24/24 giờ đối với lợn, sản phẩm từ lợn ra, vào địa bàn.

Huyện Thiệu Hóa đã đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, các biện pháp phòng chống dịch bệnh và hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp chăn nuôi sinh học. Huyện cũng đã in và phát 2000 tờ rơi đến từng hộ gia đình, đảm bảo người dân nắm được diễn biến xảy ra dịch bệnh để biết cách phát hiện, phòng tránh dịch bệnh.

Lực lượng chức năng huyện Thiệu Hóa đã áp dụng sáng kiến rắc rơm ra mặt đường rồi tưới hóa chất và rắc vôi bột lên trên tăng hiệu quả cho công tác tiêu độc, khử trùng phương tiện ra vào vùng dịch.

Ông Nguyễn Thế Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa cho biết, thực ra huyện đã áp dụng nhiều biện pháp phòng chống dịch ngay từ khi phát hiện ổ dịch đầu tiên tại huyện Yên Định từ cuối tháng 2 (Yên Định là huyện tiếp giáp với huyện Thiệu Hóa). Đặc biệt, các lực lượng chức năng của huyện Thiệu Hóa đã áp dụng sáng kiến nhằm tạo thuận lợi cho người dân ra vào vùng gần trung tâm xảy ra ổ dịch, hạn chế gây xáo trộn đến việc đi lại của người dân. Theo đó, tại các chốt chặn ra vào vùng đệm, vùng uy hiếp, lực lượng chức năng tiến hành rắc rơm ra mặt đường rồi tưới hóa chất khử trùng và rắc vôi bột lên trên với độ rộng, độ dày và chiều dài đủ 3 - 5 vòng bánh xe phương tiện cơ giới để mọi phương tiện cơ giới qua lại đều được khử trùng, tiêu độc. Còn tại vùng ổ dịch, tất cả các xe ra vào đều phải được phun hóa chất tiêu độc khử trùng và được kiểm soát nghiêm ngặt.

Sáng kiến của huyện Thiệu Hóa đang được lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đánh giá cao, đồng thời cho áp dụng ra phạm vi toàn tỉnh. Đây cũng là mô hình các địa phương khác nên áp dụng.

Theo Dangcongsan.vn


Theo Dangcongsan.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]