(vhds.baothanhhoa.vn) - Dự án 585 mở ra nhiều hy vọng trong nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh cho người dân ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, từ dự án này, cũng đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực, cơ chế, chính sách thu hút bác sĩ về công tác tại vùng khó khăn ở Thanh Hóa. Xung quanh những nội dung này, PV Báo Thanh Hóa đã có cuộc trao đổi với các ông Nguyễn Bá Cẩn, Phó Giám đốc Sở Y tế; Hoàng Văn Chính, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Lang Chánh và Hà Văn Thức, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Bá Thước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thu hút bác sĩ về vùng cao

Dự án 585 mở ra nhiều hy vọng trong nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh cho người dân ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, từ dự án này, cũng đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực, cơ chế, chính sách thu hút bác sĩ về công tác tại vùng khó khăn ở Thanh Hóa. Xung quanh những nội dung này, PV Báo Thanh Hóa đã có cuộc trao đổi với các ông Nguyễn Bá Cẩn, Phó Giám đốc Sở Y tế; Hoàng Văn Chính, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Lang Chánh và Hà Văn Thức, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Bá Thước.

Ông Hoàng Văn Chính, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Lang Chánh: Dự án 585 lấp một phần khoảng trống về nguồn nhân lực

Thu hút bác sĩ về vùng cao

PV: Bệnh viện Đa khoa huyện Lang Chánh có 1 bác sĩ của Dự án 585, là người địa phương được cử đi đào tạo chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh. Xin ông chia sẻ thêm về niềm vui này?

Ông Hoàng Văn Chính: Đây là điều chúng tôi mong muốn từ lâu, phải nói là rất mừng, bởi đặt trong bối cảnh, Bệnh viện Đa khoa huyện Lang Chánh nhiều năm trở lại đây thiếu hụt về nguồn nhân lực, đặc biệt là bác sĩ chất lượng cao. Dù nguồn bác sĩ của Dự án 585 chưa nhiều nhưng đối với bệnh viện cũng đã lấp một phần khoảng trống về nhân lực.

PV: Thiếu hụt về nguồn nhân lực, ông có thể nói rõ hơn?

Ông Hoàng Văn Chính: Trung bình một năm, bệnh viện có 1 bác sĩ chuyển công tác, kể cả là người địa phương. Sau khi tuyển dụng xong, họ tìm cách về xuôi. Có bác sĩ được nhận về làm việc và được bệnh viện cử đi đào tạo Chuyên khoa I; học xong, chưa có đóng góp gì từ chuyên ngành được đào tạo vào công tác khám chữa bệnh cho người dân, họ đã vội xin chuyển. Điều này đã khiến bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn trong công tác khám, chữa bệnh... Chính vì vậy, mỗi đợt tuyển dụng, chúng tôi vừa mừng, vừa lo nhưng đã không còn “sốc” nữa, bởi việc đến và đi thường xuyên xảy ra, rất mong manh, không có sự bền vững.

PV: Đối với bác sĩ trẻ tham gia Dự án 585 đã được tuyển dụng tại đơn vị sự nghiệp y tế tuyến cơ sở ở vùng khó khăn, sau khi đào tạo bác sĩ Chuyên khoa I, theo quy định sẽ công tác tối thiểu 5 năm tại cơ sở y tế đã tuyển dụng. Đó là khoảng thời gian cũng không quá dài...?

Ông Hoàng Văn Chính: Đúng là con số này cũng khiến chúng tôi băn khoăn. Dù người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng bác sĩ trẻ thực hiện ký cam kết về thời gian tình nguyện, nhưng sau 5 năm, liệu có tiếp tục đồng hành cùng bệnh viện hay sẽ để lại khoảng trống phía sau...?!

Ông Hà Văn Thức, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Bá Thước: Phải có sự đồng bộ trong đào tạo con người và trang thiết bị kỹ thuật

Thu hút bác sĩ về vùng cao

PV: 2 bác sĩ của bệnh viện tham gia Dự án 585, theo đánh giá, dù mới trở về một thời gian ngắn sau khi được đào tạo bác sĩ Chuyên khoa I nhưng bước đầu đã làm tốt công tác chuyên môn. Muốn làm chuyên môn tốt thì điều kiện về trang thiết bị y tế cũng phải đảm bảo. Để có sự đồng bộ này, Bệnh viện Đa khoa Bá Thước có gặp nhiều khó khăn không, thưa ông?

Ông Hà Văn Thức: Sau khi trở về từ Dự án 585, bác sĩ đã tích cực triển khai một số thủ thuật nội khoa cho đơn vị. Đồng thời cũng có ý kiến đề xuất mua một số trang thiết bị để phát huy những kiến thức các bác sĩ đã được học trong quá trình tham gia dự án, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân. Phần lớn, bệnh viện đã đáp ứng được. Tuy nhiên, do thời gian còn ngắn nên việc áp dụng các kỹ thuật cũng chưa triển khai được hết.

PV: Cử 2 bác sĩ đi học chuyên ngành Nội khoa và Truyền nhiễm theo Dự án 585, góp phần tạo sự ổn định về chuyên môn ở 2 chuyên ngành này. Tuy nhiên, một số chuyên ngành khác còn thiếu và yếu, bệnh viện đã có kế hoạch gì cụ thể?

Ông Hà Văn Thức: Đối với chúng tôi, khó nhất vẫn là chuyên khoa lẻ. Thực tế, các chuyên khoa này cũng đã cử bác sĩ đi đào tạo Chuyên khoa I, nhưng thực hiện chưa được bao lâu thì bác sĩ được đào tạo lại chuyển công tác, nên liên tục có sự thiếu hụt về nhân lực. Năm nay, bệnh viện sẽ tuyển 8 bác sĩ để đảm bảo mỗi khoa có ít nhất 2 bác sĩ.

PV: Được biết, một vài năm trở lại đây, bệnh viện đặt ra tiêu chí tuyển người địa phương?

Ông Hà Văn Thức: Đúng là như vậy. Hiện cán bộ ở địa phương khác đến công tác tại bệnh viện hầu như không còn, như toàn bộ khoa ngoại sản, hồi sức cấp cứu đều là con em địa phương, nếu tuyển người nơi khác sẽ khó có sự gắn bó lâu dài.

Ông Nguyễn Bá Cẩn, Phó Giám đốc Sở Y tế: Xây dựng cơ chế chính sách theo định hướng tăng cường hỗ trợ kinh phí, đào tạo nguồn tại chỗ

Thu hút bác sĩ về vùng cao

PV: Thưa ông, Dự án 585 thể hiện tính nhân văn rất lớn trong nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân ở vùng khó khăn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nhân lực tham gia dự án ở Thanh Hóa chưa nhiều. Xin ông cho biết quan điểm của ngành?

Ông Nguyễn Bá Cẩn: Quan điểm của ngành y tế là phải hội tụ được tất cả các yếu tố kể cả những người theo Dự án 585 mà nguồn Trung ương đưa về, chỉ 2 - 3 năm cũng là điều tốt. Đấy chính là lực lượng hậu thuẫn, họ thực hiện trực tiếp các chuyên môn kỹ thuật nhưng đồng thời cũng là người đào tạo trực tiếp cho các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh. Vì vậy, đối với nguồn nhân lực, Thanh Hóa sẽ tiếp cận từ 3 nguồn, một là từ Bộ Y tế đưa về, hai là tỉnh đề xuất cán bộ ở ngay địa phương và cuối cùng là vẫn theo nghị quyết của HĐND tỉnh để làm sao tối ưu hóa việc đẩy nhanh tiến độ, có được nguồn nhân lực chất lượng cao về công tác ở địa bàn khó khăn.

PV: Thực tế lâu nay, đối với bệnh viện tuyến huyện miền núi, không chỉ thiếu con người mà thiếu cả về cơ sở vật chất. Hiện có địa phương đào tạo được con người thì chưa có trang thiết bị kỹ thuật. Rõ ràng, với sự hạn chế này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công tác khám, chữa bệnh?

Ông Nguyễn Bá Cẩn: Hiện nay ngành y tế đang rà soát toàn bộ các điều kiện trang thiết bị y tế ở các cơ sở khám, chữa bệnh công lập để đề xuất với tỉnh, Bộ Y tế. Những đơn vị nào có nguồn nhân lực rồi thì chúng tôi sẽ bổ sung tiếp tục trang thiết bị, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của Nhân dân. Với sự đầu tư về trang thiết bị đầy đủ hơn, bác sĩ sẽ vận dụng, khai thác hiệu quả hơn những kiến thức đã được đào tạo.

PV: Nguồn nhân lực chất lượng cao là mong muốn của tất cả các cơ sở y tế. Nếu không có những chính sách để thu hút thực sự thì khó “giữ chân” họ ở lại vùng sâu, vùng xa. Trong thời gian tới, ngành sẽ quan tâm đến vấn đề này như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Bá Cẩn: Năm 2021, Sở Y tế sẽ tham mưu với UBND tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách thu hút các bác sĩ về công tác tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh, trình HĐND tỉnh xem xét, quyết nghị. Hiện, Sở Y tế đang chỉ đạo Phòng Tổ chức cán bộ phối hợp với các phòng liên quan để xây dựng chính sách theo định hướng tăng cường hỗ trợ kinh phí, đào tạo nguồn tại chỗ, làm sao đủ sức thu hút cán bộ các cơ sở khám, chữa bệnh đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, đáp ứng nhu cầu trong giai đoạn mới.

Vi An (thực hiện)


Vi An (thực hiện)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]