(vhds.baothanhhoa.vn) - Ngày 3/9, UBND tỉnh Thanh Hóa họp phiên thường kỳ tháng 8 để thảo luận và cho ý kiến vào tình hình KT - XH 8 tháng, nhiệm vụ trọng tâm tháng 9/2019 và một số nội dung quan trọng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tiếp tục tập trung khắc phục hậu quả lũ lụt

Ngày 3/9, UBND tỉnh Thanh Hóa họp phiên thường kỳ tháng 8 để thảo luận và cho ý kiến vào tình hình KT - XH 8 tháng, nhiệm vụ trọng tâm tháng 9/2019 và một số nội dung quan trọng.

Đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Tại phiên họp, các đại biểu đều khẳng định: Tình hình KT - XH tháng 8 và 8 tháng đầu năm tiếp tục đà tăng trưởng và phát triển khá.Sản xuất nông nghiệp duy trì ổn định. Bệnh dịch tả lợn châu Phi đã có chiều hướng giảm. Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng mạnh, nhất là công nghiệp chế biến - chế tạo. Các ngành dịch vụ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, trong đó, nổi bật là xuất khẩu có khả năng vượt kế hoạch đề ra. Hoạt động văn hóa, thông tin đã tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, các sự kiện lớn của đất nước và của tỉnh, trọng tâm là Kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Giáo dục mũi nhọn đạt kết quả nổi bật, đứng top đầu cả nước. Các chính sách an sinh - xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời.

Đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Tuy nhiên, một số lĩnh vực vẫn gặp khó khăn do cơn bão số cơn bão số 3 và số 4 làm hư hỏng, thiệt hại một số tuyến đường giao thông, đê điều; dịch tả lợn châu Phi tuy đã được kiềm chế nhưng vẫn ở diện rộng, trong khi đó, công tác thực hiện hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại còn chậm, chưa đủ cơ sở để người dân tái đàn khôi phục sản xuất...

Kết luận nội dung này, bên cạnh đánh giá những kết quả nổi bật đạt được, đồng chí Nguyễn Đình Xứng cũng thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá những khó khăn, yếu kém trong thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH tháng 8 và 8 tháng đầu năm. Đó là do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản; dịch tả lợn châu Phi vẫn còn diễn ra trên diện rộng; diện tích trồng rừng mới chưa đạt kế hoạch; ô nhiễm môi trường, việc xử lý chất thải rắn còn chậm; chất lượng giáo dục đại trà còn thấp…

Về nhiệm vụ thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng đề nghị ngành nông nghiệp cần tập trung khắc phục hậu quả do lũ lụt, sớm phục hồi sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp kiểm soát, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi; tiếp tục giám sát chặt chẽ hoạt động vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện thanh, quyếttoán, hỗ trợ cho người dân. Chú trọng công tác bảo vệ, phát triển rừng. Trong công nghiệp thúc đẩy đưa các dự án công nghiệp may mặc, giày da vào sản xuất, bù sản lượng cho các ngành gặp khó khăn. Giải quyết khó khăn, vướng mắc cho Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn; đôn đốc công tác giải phóng mặt bằng ở các địa phương. Yêu cầu các ngành, các địa phương tập trung cao độ cho thực hiện 11dự án trọng điểm, các dự án đầu tư trực tiếp. Chuẩn bị tích cực cho công tác tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư; tăng cường các giải pháp thu ngân sách. Chú trọng các điều kiện về cơ sở vật chất đầu năm học mới, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và củng cố quốc phòng - an ninh.

Cũng tại hội nghị, sau khi nghe các ý kiến thảo luận tờ trình về việc ban hành chính sách hỗ trợ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2020 - 2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng yêu cầu Sở TN&MT hoàn chỉnh báo cáo, trong đó, bố trí lại kết cấu của đề án nhằm toát lên mục tiêu, nêu rõ các mô hình xử lý rác thải đang triển khai, những bất cập, phát sinh và lý do, sự cần thiết phải ban hành chính sách để trình Thường vụ Tỉnh ủy và HĐND trong kỳ họp sắp tới.

Đối với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án thuộc nhóm dự án số 3 “Tu bổ, bảo tồn, tôn tạo di tích vùng lõi, trưng bày khảo cổ trong thành, phục hồi Đông Thái Miếu, Tây Thái Miếu” Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng khẳng định sự cần thiết và ý nghĩa của đề án. Theo đó, đề án sẽ góp phần bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di sản thế giới và di tích Quốc gia đặc biệt Thanh Nhà Hồ. Đồng thời tạo không gian giáo dục cho thế hệ nay và mai sau, thu hút khách du lịch, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân địa phương. Nếu được triển khai thành công, dự án sẽ trở thành trung tâm văn hóa, du lịch có giá trị lịch sử của tỉnh. Đồng chí yêu cầu Sở VH, TT&DL cùng đơn vị tư vấn hoàn chỉnh, trình HĐND tỉnh vào kỳ họp tới.

Phiên họp đã thảo luận và thông qua tờ trình về việcgiao bổ sung biên chế giáo viên mầm non tại các Trường mầm non công lập của UBND các huyện, thị xã, thành phố; báo cáo rà soát sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng vật nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; tờ trình về việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025; tờ trình về việc ban hành Bộ tiêu chí về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025.

Trung Hiếu


Trung Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]