(vhds.baothanhhoa.vn) - Ba đột phá chiến lược của Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 phù hợp với những đột phá của Trung ương khóa XII, XIII: Đột phát về thể chế: Đột phá về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; cải cách hành chính công; mức độ ứng dụng và sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin. Cơ chế chính sách đặc thù về đầu tư, tài chính, phân cấp quản lý và tổ chức bộ máy, biên chế. Hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Thể chế liên kết vùng. Đột phá về cơ sở hạ tầng: Đặc biệt là hạ tầng giao thông kết nối các cực tăng trưởng, kết nối với các tỉnh khác ngoài vùng (Tây Tây Bắc; đồng bằng sông Hồng: đường cao tốc, đường ven biển...); Trung tâm lôgicstic hạng I; Cảng nước sâu Nghi Sơn hạng I A; nâng cấp sân bay đạt tiêu chuẩn quốc tế... Đột phá về nguồn nhân lực chất lượng cao: Cán bộ lãnh đạo, quản lý; nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành, lĩnh vực; văn hoá và con người Thanh Hoá.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tinh thần đoàn kết là thời cơ và động lực để Thanh Hóa thực hiện tốt Nghị quyết 58

Ba đột phá chiến lược của Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 phù hợp với những đột phá của Trung ương khóa XII, XIII: Đột phát về thể chế: Đột phá về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; cải cách hành chính công; mức độ ứng dụng và sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin. Cơ chế chính sách đặc thù về đầu tư, tài chính, phân cấp quản lý và tổ chức bộ máy, biên chế. Hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Thể chế liên kết vùng. Đột phá về cơ sở hạ tầng: Đặc biệt là hạ tầng giao thông kết nối các cực tăng trưởng, kết nối với các tỉnh khác ngoài vùng (Tây Tây Bắc; đồng bằng sông Hồng: đường cao tốc, đường ven biển...); Trung tâm lôgicstic hạng I; Cảng nước sâu Nghi Sơn hạng I A; nâng cấp sân bay đạt tiêu chuẩn quốc tế... Đột phá về nguồn nhân lực chất lượng cao: Cán bộ lãnh đạo, quản lý; nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành, lĩnh vực; văn hoá và con người Thanh Hoá.

Với sự quan tâm đặc biệt mà Đảng, Nhà nước dành cho Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa, ngày 5/8/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 58 "Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". Đây là dấu mốc lịch sử, có ý nghĩa hết sức quan trọng, mở ra cho Thanh Hóa thời cơ, vận hội mới rất nổi trội và khác biệt để phát triển nhanh và bền vững, trở thành một cực tăng trưởng trong tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu mà nghị quyết đề ra, cần rất nhiều yếu tố trong đó không thể thiếu được sự đoàn kết thống nhất cao của lãnh đạo, và Đảng bộ tỉnh. Báo VH&ĐS có cuộc trò chuyện với đồng chí Trịnh Trọng Quyền - Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa.

Đồng chí Trịnh Trọng Quyền - Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa.

PV: Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị là một thời cơ lớn đối với tỉnh Thanh Hóa. Để thực hiện được tốt nghị quyết, theo đồng chí, Thanh Hóa cần và nên làm gì?

Đồng chí Trịnh Trọng Quyền: Báo cáo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã chỉ rõ những nội dung cần làm. Nhưng cách làm ra sao đó mới là điều quan trọng. Tôi cho rằng, nhiệm kỳ tới đây, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt các đồng chí lãnh đạo phải có sự phân công cụ thể, từng sở, ngành, từng lĩnh vực, ai là người chịu trách nhiệm, và có nhiệm vụ làm gì, thực hiện từng bước ra sao... Từ đó, hàng tháng phải kiểm điểm lại những việc đã làm, tiến độ thực hiện, còn vướng những gì, ở đâu?

Ngoài ra, Nghị quyết 58 còn là cơ sở để chúng ta có thể kết nối với các bộ ngành, Chính phủ và Quốc hội, việc bám sát và tận dụng các mối quan hệ với Trung ương cũng cần phải chặt chẽ.

PV: Vậy theo đồng chí, Thanh Hóa nên đột phá ở lĩnh vực nào để phát triển nhanh và bền vững?

Đồng chí Trịnh Trọng Quyền: Tôi còn nhớ, những năm 1994 - 1996, Thanh Hóa đã bắt đầu xây dựng và định hướng “tứ sơn” nhưng để trở thành thực tế và vận hành được phải mất cả hàng chục năm, dù đã tranh thủ rất nhiều sự hỗ trợ của Chính phủ và các bộ ngành. Chẳng hạn, khu vực Nghi Sơn, đầu tiên là xây dựng xi măng Nghi Sơn vào khoảng năm 1996; tiếp đó năm 1997 - 1998 có đề xuất làm Lọc hóa dầu, và đến 1999 - 2000 Bộ chính trị đồng ý giao nghiên cứu. Công việc chuẩn bị cho dự án này đã được triển khai từ năm đầu thập niên 2000 nhưng đến năm 2008 thì liên doanh mới chính thức được ký kết và nhà máy đã được khởi công xây dựng vào 23/10/2013. Sau đó từ năm 2002 - 2003 mới xây dựng bến đầu tiên của Cảng Nghi Sơn. Hay “Lam Sơn” hướng của chúng tôi là tập trung vào nhà máy đường để xây dựng nơi đây trở thành khu công nghiệp lớn, và xoay đi xoay lại đến khi xây dựng Cảng Hàng không Thọ Xuân năm 2012, khu vực này mới thực sự phát triển. Như vậy, từ ý tưởng rồi để hình thành được, phải mất 5 năm, 10 năm, thậm chí 20 năm.

Trở lại với Nghị quyết 58, dù với rất nhiều thuận lợi và hỗ trợ nhưng muốn thực hiện được, theo tôi, Thanh Hóa phải tập trung trước hết vào những thế mạnh, sự thuận lợi, nếu tập trung quá nhiều thứ, sẽ gây khó khăn. Đối với Thanh Hoá, tôi cho rằng nông nghiệp tương đối ổn và thuận lợi, cái khó nhất là công nghiệp. Để tìm được doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp lớn có giá trị, thực sự khó. Bài học mà chúng ta đã nhìn thấy từ chính địa phương mình và các tỉnh bạn là nếu có được 3-4 doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, vốn lớn đóng góp vào ngân sách tỉnh thìbộ mặt KT-XH của tỉnh sẽ thay đổi nhanh chóng. Điều thứ 2 là muốn các doanh nghiệp đến với chúng ta thì hệ thống phải tốt, cơ sở hạ tầng phát triển. Đây thực sự là vấn đề mấu chốt và Thanh Hóa cần thêm cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp.

PV: Bác Hồ khi về thăm Thanh Hóa có căn dặn: “Tỉnh Thanh Hóa theo tôi, muốn trở thành một tỉnh kiểu mẫu, nhất định được, vì người đông, đất rộng, của nhiều, chỉ còn thiếu sự điều khiển sắp đặt”. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh Thanh Hóa phải thật sự đoàn kết, phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn và đưa tinh thần tự hào quê hương, đoàn kết, đồng lòng, tạo động lực cho phát triển. Theo đồng chí, đây có còn là câu chuyện khó của Thanh Hóa trong thời điểm hiện nay không?

Đồng chí Trịnh Trọng Quyền: Đã từng có thời kỳ người ta cho rằng: Thanh Hóa đúng là cái gì cũng có mà không có cái gì. Chính tâm lý đó, mà nhiều doanh nghiệp đến với chúng ta thường có thái độ e dè, ngại ngần, các bộ, ngành cũng chưa thực sự quan tâm đến Thanh Hóa. Nhưng tôi cho rằng, các đồng chí lãnh đạo hiện nay được đào tạo, học hành bài bản; có sức khỏe tốt, tuổi đời còn trẻ là điều kiện để làm việc lâu dài. Thực tế hiện nay, các đồng chí lãnh đạo đang có sự thống nhất với nhau tốt hơn so với các thời kỳ trước. Tôi mong rằng các lãnh đạo chủ chốt sẽ có sự đoàn kết với nhau để tìm thấy tiếng nói chung trong việc xây dựng và phát triển Thanh Hóa. Chính tinh thần đoàn kết cũng là thời cơ và động lực để Thanh Hóa có thể phát triển như sự kỳ vọng và tin tưởng mà Nghị quyết 58 đề ra.

Kiều Huyền (thực hiện)


Kiều Huyền (thực hiện)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]