(vhds.baothanhhoa.vn) - Phát huy đạo lý và truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa luôn xác định công tác chăm sóc thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng là trách nhiệm lớn lao, là tình cảm và đạo lý cao cả, thể hiện nghĩa tình sâu sắc với những người đã cống hiến, hy sinh vì nền độc lập dân tộc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Trọn nghĩa vẹn tình với người có công

Phát huy đạo lý và truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa luôn xác định công tác chăm sóc thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng là trách nhiệm lớn lao, là tình cảm và đạo lý cao cả, thể hiện nghĩa tình sâu sắc với những người đã cống hiến, hy sinh vì nền độc lập dân tộc.

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa trao giấy khen cho các đại biểu là người có công tiêu biểu.jpg

Giám đốc Sở LĐ,TB&XH tỉnh Thanh Hóa Trịnh Ngọc Dũng tặng Giấy khen cho các đại biểu là người có công tiêu biểu.

Trải qua sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tỉnh Thanh Hóa hiện có 4.573 Bà mẹ VNAH, trong đó có 128 mẹ đang còn sống; hơn 56.000 liệt sĩ; gần 46.000 thương binh; hơn 16.000 bệnh binh; hơn 18.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; gần 2.000 cán bộ lão thành cách mạng, 600 cán bộ tiền khởi nghĩa, gần 300 thân nhân cách mạng, và 1.500 người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, có trên 203 ngàn người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc và làm nhiệm vụ quốc tế... Toàn tỉnh cũng đang thực hiện chi trả trợ cấp hàng tháng cho hơn 78.000 đối tượng người có công với kinh phí 150 tỷ đồng/tháng.

Thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, trong năm 2018, toàn tỉnh đã tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, xét duyệt và giải quyết chế độ, chính sách mới cho 2.945 người có công với cách mạng, gồm: 337 người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, đề nghị truy tặng 47 Mẹ Việt Nam anh hùng, 12 trường hợp xác định liệt sỹ, 52 trường hợp xác định thương binh, ra quyết định trợ cấp một lần Huân chương kháng chiến cho 249 trường hợp và 139 trường hợp đối với ân nhân cách mạng, thực hiện chế độ cho 473 trường hợp. Tỉnh cũng đã thực hiện chế độ tuất đối với 455 thân nhân người có công, giải quyết chế độ mai táng phí cho 3.241 hồ sơ thân nhân người có công, tiếp nhận và di chuyển 483 hồ sơ người có công, thẩm định và cấp sổ trang cấp dụng cụ chỉnh hình cho 1.882 đối tượng, ra quyết định thờ cúng liệt sỹ đối với 41.286 trường hợp, trình Bộ LĐ-TB&XH cấp đổi bằng Tổ quốc ghi công cho 1.560 liệt sỹ...

Bên cạnh đó, công tác xã hội hóa và phong trào chăm sóc người có công với cách mạng được đẩy mạnh. Trong năm 2018, Thanh Hóa đã huy động đóng góp Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” gần 18 tỷ đồng (cấp tỉnh gần 2,4 tỷ đồng, cấp huyện hơn 6,6 tỷ đồng, cấp xã hơn 8,7 tỷ đồng). Từ nguồn quỹ này, tỉnh đã trích hỗ trợ xây mới 245 căn nhà và sửa chữa 472 nhà ở cho người có công với số tiền gần 9,5 tỷ đồng... Chính vì thế mà đời sống của các đối tượng chính sách cơ bản ổn định, nếu quý IV năm 2019 toàn tỉnh có 666 hộ nghèo là thành viên người có công, thì đến quý II năm 2020 trên địa bàn tỉnh còn 312 hộ nghèo, phấn đấu đến hết năm 2020, 100% gia đình người có công có mức sống cao hơn mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú; không còn hộ người có công thuộc diện hộ nghèo. 100% các Mẹ VNAH được các cơ quan, ban, ngành, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhận phụng dưỡng, chăm sóc suốt đời.

Cùng với việc chăm sóc, tri ân những người còn sống, công tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin, xây dựng, tu bổ nghĩa trang, công trình tưởng niệm liệt sỹ cũng đã được chú trọng.

Trong 2 năm 2018 và 2019, ngành LĐ,TB&XH đã huy động sự đóng góp của nhân dân được hơn 38 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng mới 338 căn nhà tình nghĩa, sửa chữa 555 nhà với kinh phí hơn 7,3 tỷ đồng và hàng vạn xuất quà thăm hỏi gia đình người có công với cách mạng; tặng 408 sổ tiết kiệm cho người có công với cách mạng; hơn 26.389 hộ thuộc diện được hỗ trợ theo Quyết định số 22 ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay cơ bản đã hoàn thành xây mới và sửa chữa.

Để thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm sóc người có công và đẩy mạnh các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", trong thời gian tới, Thanh Hóa tập trung giải quyết cơ bản các vấn đề còn tồn đọng và đẩy nhanh việc tìm kiếm, quy tập xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin, tạo điều kiện thuận lợi để người có công được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Bên cạnh nguồn lực của Nhà nước, các cấp, các ngành, các địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội cùng tham gia chung tay góp sức chăm sóc ngày càng tốt hơn đời sống của gia đình người có công; triển khai phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn" một cách sâu rộng, mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân.

Gần đây nhất, ngày 10/7, tại TP Sầm Sơn, Sở LĐ,TB&XH đã tổ chức gặp mặt và tặng Giấy khen cho 73 tấm gương tiêu biểu về sự phấn đấu bền bỉ với ý chí và nghị lực phi thường vượt lên trên những khó khăn, thương tật để tiếp tục mang sức lực, trí tuệ góp phần xây dựng quê hương đất nước, là gương sáng cho con cháu noi theo nhân kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2020).

Ý thức được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa, các cấp, các ngành, sự giúp đỡ của các tầng lớp nhân dân, nhiều thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công đã tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, nỗ lực vượt qua khó khăn, thương tật để vươn lên trong cuộc sống... để họ mãi xứng danh con cháu Bác Hồ.

Minh Hội


Minh Hội

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]