Trồng riềng góp phần nâng cao đời sống người dân ở Cán Khê
Từ chỗ chỉ vài hộ dân trồng trên đất vườn nhà, vài năm trở lại đây cây riềng đã được nhiều hộ dân xã Cán Khê, huyện Như Thanh đưa lên vùng đồi thay thế những diện tích trồng mía, sắn kém hiệu quả. Mô hình chuyển đổi cây trồng này đã giúp các hộ dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Cây riềng đặc biệt phù hợp với đất đỏ bazan và chịu được điều kiện khô hạn.
Từ mô hình chuyển đổi ban đầu, đến nay xã Cán Khê đã hình thành được vùng trồng riềng tập trung, tổng diện tích 120 ha, với trên 100 hộ dân tham gia.
Với kinh nghiệm nhiều năm trồng riềng, ông Lê Văn Qúy, ở thôn 5 cho biết: Cây riềng là cây dễ trồng, ít sâu bệnh, lại chịu hạn tốt nên phù hợp với vùng đất đồi của xã. Năng suất và chất lượng của riềng tùy thuộc vào thời gian trồng. Nếu tiến hành thu hoạch sau 12 tháng kể từ khi bắt đầu trồng thì đạt năng suất khoảng 50 tấn/1 ha, còn nếu để kéo dài đến 18 tháng thì năng suất lên tới 75 đến 80 tấn/ha.
So với các cây trồng khác trên địa bàn như: Sắn, mía, cây riềng đang đạt hiệu quả cao gấp 3 đến 4 lần, nên hiện đang là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao nhất trên địa bàn xã Cán Khê.
1 ha trồng riềng tập trung đạt giá trị khoảng 500 đến 600 triệu đồng/vụ, lãi đạt 400 đến 450 triệu đồng/vụ.
Hiện nhiều thương lái trong tỉnh và các tỉnh ngoài như Hải Dương, Hòa Bình, Hà Nội, Hải Phòng đã tìm đến Cán Khê để thu mua riềng nên bà con thu hoạch đến đâu đều tiêu thụ hết đến đó.
Nhận thấy cây riềng là loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, nên UBND xã Cán Khê đã vận động, hướng dẫn các số hộ dân có đất đồi trồng mía, sắn hiệu quả kinh tế thấp chuyển đổi sang trồng riềng. Hiện cây riềng đang cho hiệu quả cao gấp 3 đến 4 lần so với cây trồng khác.
Tuy vậy, các hộ dân trồng riềng nơi đây vẫn đang thường trực nỗi lo về thị trường tiêu thụ. Bởi, dù đang có thị trường tiêu thụ tốt, song toàn bộ đều đang do thương lái thu mua, nếu diện tích trồng riềng tiếp tục được mở rộng thì người dân có thể sẽ phải đối mặt với khó khăn trong việc tiêu thụ hoặc bị thương lái ép giá do cung vượt quá cầu.
Để bảo đảm phát triển bền vững cho diện tích trồng riềng trên địa bàn xã, UBND xã Cán Khê đang nỗ lực tìm kiếm, thu hút doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân, từ đó xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, trên cơ sở rà soát, đánh giá lại những diện tích có khả năng trồng riềng, UBND xã sẽ định hướng việc mở rộng diện tích trồng riềng, tránh tình trạng phát triển nóng, gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Quốc Hương
{name} - {time}
- 2023-03-31 18:00:00
Bản tin 18 giờ ngày 31 - 3: Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn chủ trì hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp năm 2023
- 2023-03-30 18:00:00
Bản tin 18h ngày 30-3: Tháo điểm nghẽn trong bồi thường, hỗ trợ tái định cư
- 2021-05-26 09:05:00
Đổi thay ở vùng đất khó
Phòng, chống dịch bệnh COVID-19 ở huyện biên giới Mường Lát
Tổ bầu cử đặc biệt trong khu vực phong tỏa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng dự lễ khai mạc và bỏ phiếu bầu cử tại phường Quảng Thắng (TP Thanh Hóa)
Nghiêm túc, đảm bảo phòng dịch trong ngày bầu cử tại huyện Mường Lát
Lá phiếu niềm tin trong ngày đặc biệt
Nhiều bạn trẻ vùng biên giới Mường Lát háo hức trong ngày bầu cử
Ngày 23-5, hơn 2,66 triệu cử tri trong tỉnh đi bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm, vi phạm quy định về phòng, chống dịch COVID-19
Quan Hóa: Công tác chuẩn bị bầu cử đã cơ bản hoàn tất