(vhds.baothanhhoa.vn) - Ngày 16/12/1961, trong lần trở lại Thanh Hóa, Bác Hồ đã dành thời gian đến thăm Nhà máy Cơ khí Thanh Hóa, HTX Thành Công - lá cờ đầu trong ngành tiểu thủ công nghiệp miền Bắc bấy giờ. Từ những phân xưởng ngày ấy, trải qua gần 60 năm nỗ lực phát triển, đến nay giai cấp công nhân Thanh Hóa càng thêm đông đảo, giỏi giang, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của tỉnh ở từng thời kỳ cách mạng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Từ ngày Bác thăm Nhà máy cơ khí, giai cấp công nhân Thanh Hóa không ngừng trưởng thành

Ngày 16/12/1961, trong lần trở lại Thanh Hóa, Bác Hồ đã dành thời gian đến thăm Nhà máy Cơ khí Thanh Hóa, HTX Thành Công - lá cờ đầu trong ngành tiểu thủ công nghiệp miền Bắc bấy giờ. Từ những phân xưởng ngày ấy, trải qua gần 60 năm nỗ lực phát triển, đến nay giai cấp công nhân Thanh Hóa càng thêm đông đảo, giỏi giang, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của tỉnh ở từng thời kỳ cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Xí nghiệp cơ khí chuyên làm nông cụ của tỉnh Thanh Hóa (10/12/1961). (Ảnh tư liệu)

Thời gian ấy, miền Bắc bắt đầu kế hoạch 5 năm, xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa xã hội đồng thời làm hậu phương lớn để miền Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Khi nói chuyện với đồng bào, cán bộ, Bác đã khẳng định: “...Tỉnh ta có ngót 12 vạn đảng viên và đoàn viên thanh niên lao động, đó là một lực lượng rất lớn. Cán bộ, đảng viên và đoàn viên thanh niên cần phải thực sự xung phong gương mẫu tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống quan liêu mệnh lệnh, chống lãng phí, tham ô... Ra sức phát triển và củng cố tốt Đảng và Đoàn; đoàn kết toàn dân. Làm được như thế thì Thanh Hoá chắc sẽ trở thành một trong những tỉnh khá nhất ở miền Bắc...”. Lời căn dặn trong lần cuối Bác về thăm cho đến nay vẫn là lời nhắc nhớ, là động lực để toàn quân, toàn dân Thanh Hóa đặc biệt là giai cấp công nhân, giai cấp chiếm số lượng đông đảo nhất trong lực lượng lao động toàn tỉnh không ngừng phấn đấu, xây dựng quê hương ngày càng phát triển, thịnh vượng.

Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cùng với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và các tầng lớp nhân dân trong cả nước, dưới sự kêu gọi, lãnh đạo của tổ chức công đoàn, giai cấp công nhân đã tích cực tham gia bảo vệ chính quyền, chống “giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”, tổ chức nhiều phong trào thi đua có sức ảnh hưởng lớn lúc bấy giờ như, phong trào “Tay búa, tay súng”, “Mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt”, “Ba cải tiến”... Những kết quả đạt được trong lao động sản xuất và chiến đấu đã góp phần xây dựng CNXH ở miền Bắc và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Giai cấp công nhân Thanh Hóa không ngừng học tập và làm theo tấm gương của Bác.

Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhờ khơi dậy nguồn lực từ các thành phần kinh tế và thu hút đầu tư bên ngoài, KT-XH tỉnh Thanh Hóa không ngừng phát triển. Cơ cấu GRDP chuyển dịch theo hướng tích cực với sự vươn lên đóng vai trò chủ đạo của các ngành công nghiệp, dịch vụ. Theo đó, lực lượng công nhân toàn tỉnh ngày càng tăng lên về số lượng. Tỷ lệ thuận với đó, chất lượng nguồn nhân lực cũng không ngừng được củng cố thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng, phong trào tự học tập và tham gia nghiên cứu cải tiến kỹ thuật...

Dưới sự lãnh đạo của tổ chức công đoàn, công nhân Thanh Hóa là một tập thể thống nhất luôn bám sát các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh và Tổng LĐLĐ Việt Nam. Nhiều năm qua, cùng với đội ngũ trí thức, hơn 260 đoàn viên công đoàn là CNVCLĐ đã tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào thi đua, như: “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong công tác quản lý, sản xuất kinh doanh”, “Học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH”... Hàng năm có trên 3.000 sáng kiến cải tiến kỹ thuật của CNVCLĐ được áp dụng vào sản xuất, công tác, tiết kiệm và làm lợi hàng chục tỷ đồng, trực tiếp nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ. Qua đó, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ghi nhận những đóng góp và vai trò của giai cấp công nhân, những năm qua, công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho lực lượng này được Đảng, Nhà nước, tổ chức công đoàn đặc biệt quan tâm. Riêng với Thanh Hóa, LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo công đoàn cấp trên trực tiếp hướng dẫn CĐCS chủ động phối hợp với doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; phối hợp với UBND tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại để giải đáp các thắc mắc của đoàn viên, CNVCLĐ; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách cho CNLĐ. Trong quá trình đó, tổ chức công đoàn cũng đã phối hợp tốt với các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh để đảm bảo mối quan hệ hài hòa, phát triển trong doanh nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ, đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển. Những việc làm trên đã không ngừng củng cố niềm tin của giai cấp công nhân vào tổ chức công đoàn, gắn bó mật thiết với doanh nghiệp. Từ đó tạo nên động lực, khơi dậy tiềm năng lao động sáng tạo của công nhân, đưa KT-XH của tỉnh phát triển vượt bậc.

Năm 2018 và những tháng đầu năm 2019, hầu hết các lĩnh vực phát triển của tỉnh đều có sự đột phá. Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2018 đạt 15,6% đứng thứ 3 cả nước; 6 tháng đầu năm 2019 đạt 22,18%, cao nhất từ trước đến nay và cao nhất trong các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Kết quả này, là đóng góp của tinh thần lao động bền bỉ, sáng tạo của nhân dân toàn tỉnh mà trong đó đội ngũ công nhân có một phần quan trọng!

Nguyên Mai


Nguyên Mai

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]