(vhds.baothanhhoa.vn) - Hậu Lộc - quê hương của những "người con cách mạng” mà tên tuổi đã đi vào lịch sử dân tộc như: Đinh Chương Dương, Lê Hữu Lập, Nguyễn Chí Hiền… hay một mẹ Tơm tảo tần đã đi vào thơ ca. Trong không khí những ngày thu tháng Tám lịch sử, tìm về thăm những “địa chỉ đỏ” trên quê hương Hậu Lộc, thắp nén tâm hương bày tỏ sự biết ơn và tự hào về tiền nhân.

Về thăm “địa chỉ đỏ” trên quê hương Hậu Lộc

Hậu Lộc - quê hương của những "người con cách mạng” mà tên tuổi đã đi vào lịch sử dân tộc như: Đinh Chương Dương, Lê Hữu Lập, Nguyễn Chí Hiền… hay một mẹ Tơm tảo tần đã đi vào thơ ca. Trong không khí những ngày thu tháng Tám lịch sử, tìm về thăm những “địa chỉ đỏ” trên quê hương Hậu Lộc, thắp nén tâm hương bày tỏ sự biết ơn và tự hào về tiền nhân.

Về thăm “địa chỉ đỏ” trên quê hương Hậu Lộc

Sinh ra trong gia đình có truyền thống hiếu học ở làng Hữu Nghĩa, tổng Xuân Trường nay là xã Xuân Lộc (Hậu Lộc). Trước hiện tình đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, chàng trai trẻ Lê Hữu Lập đã sớm tìm ra con đường đi cho mình. Lần lượt tham gia các tổ chức hội từ Tâm Tâm Xã đến Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, dưới sự giác ngộ, đào tạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc , Lê Hữu Lập đã từng bước trở thành người cộng sản kiên cường, hiến dâng trọn cuộc đời mình cho cách mạng.

Về thăm “địa chỉ đỏ” trên quê hương Hậu Lộc

Tưởng nhớ người học trò xuất sắc của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, năm 2016 trên quê hương Xuân Lộc, khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập đã chính thức được khánh thành. Công trình không chỉ là nơi tri ân những cống hiến của ông cho cách mạng, mà còn là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử cho thế hệ trẻ.

Về thăm “địa chỉ đỏ” trên quê hương Hậu Lộc

Nếu kể tên những người mẹ Việt Nam anh hùng, có lẽ không thể không nhắc đến mẹ Tơm. Sinh ra nơi làng biển Hanh Cát xã Đa Lộc (Hậu Lộc), mẹ Tơm đã giác ngộ cách mạng một cách chân thành. Như cách nói của đồng chí Lê Tất Đắc: “Mẹ Tơm và lớp người nghèo như mẹ giác ngộ cách mạng một cách thật giản đơn, thật thiết thực song cũng sâu sắc”. Ngôi nhà đơn sơ của mẹ trở thành nơi nuôi giấu nhiều đồng chí, như: Tố Hữu, Lê Tất Đắc... Nhà mẹ Tơm vốn đã nghèo, cả gia đình chỉ trông chờ vào tiền kiếm được từ việc đi cắt tóc của anh Sồ, anh Hậu (con trai mẹ Tơm). Về thăm căn nhà của mẹ hôm nay, còn đó những chiếc hũ sành đựng gạo, hộp đựng đồ nghề cắt tóc đang âm thầm “kể” lại câu chuyện về mẹ Tơm năm xưa.

Về thăm “địa chỉ đỏ” trên quê hương Hậu Lộc

Cùng với đó, là những bức ảnh kỷ niệm chụp đồng chí Tố Hữu và các đồng chí đã từng ở, làm việc tại nhà mẹ Tơm trong thời kỳ hoạt động bí mật.

Về thăm “địa chỉ đỏ” trên quê hương Hậu Lộc

Về thăm lại nhà mẹ Tơm, thắp nén tâm hương lên ban thờ mẹ, ta lắng lại lòng mình để nghe kể lại những cống hiến, hy sinh của mẹ và gia đình dành cho cách mạng.

Về thăm “địa chỉ đỏ” trên quê hương Hậu Lộc

Địa điểm nhà mẹ Tơm là nơi lưu giữ dấu tích về một thời “nằm gai nếm mật” của cách mạng dân tộc do Đảng lãnh đạo. Bởi vậy, không chỉ là nơi tri ân mẹ, di tích lịch sử cách mạng nhà mẹ Tơm còn là địa chỉ giáo dục truyền thống cách mạng, yêu nước cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Khánh Lộc


Khánh Lộc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]