(vhds.baothanhhoa.vn) - Xuất phát điểm là cậu bé được sinh ra trong một gia đình khó khăn ở Pirapemas (bang Maranhão, Brazil), Raphelson (nay là Nguyễn Xuân Son) phát đi thông điệp: Phải tốt hơn chính mình của ngày hôm qua. Từ đó, cầu thủ sinh năm 1997 kiến tạo một hành trình tuyệt vời và thu lượm cho mình những thành quả ngọt ngào.

Tốt hơn!

Xuất phát điểm là cậu bé được sinh ra trong một gia đình khó khăn ở Pirapemas (bang Maranhão, Brazil), Raphelson (nay là Nguyễn Xuân Son) phát đi thông điệp: Phải tốt hơn chính mình của ngày hôm qua. Từ đó, cầu thủ sinh năm 1997 kiến tạo một hành trình tuyệt vời và thu lượm cho mình những thành quả ngọt ngào.

Tốt hơn!

Nguyễn Xuân Son bùng cháy trong màu Đội tuyển Việt Nam. Nguồn ảnh: Internet.

1. Thông điệp dễ nhận thấy khi quan sát Nguyễn Xuân Son ứng xử với đời, với nghề: Anh khảo sát năng lực và tôn thờ chủ nghĩa thực tiễn. Nên những mong muốn hạng A (được chơi bóng cho đội tuyển Brazil), hạng B (toả sáng tại J.League), hạng C (thi đấu tại giải VĐQG Đan Mạch) được – bị lược bỏ. Nguyễn Xuân Son “ôm lấy” giấc mơ hạng C phù hợp để tạo động lực và kéo năng lực của mình đi lên. Nói cách khác, cầu thủ sinh năm 1997 không theo đuổi giấc mơ, anh theo đuổi tinh thần: Phải tốt hơn chính mình của ngày hôm qua.

Anh có phương pháp ứng xử với khó khăn. Khó khăn của Nguyễn Xuân Son là một tuổi thơ nghèo túng. Bị tố gian lận tuổi khi mới vào nghề. Bị gãy vụn xương bàn chân khi thi đấu tại Nhật Bản...và còn nhiều khó khăn nữa. Rồi tất cả đã chuyển hoá thành năng lượng tích cực của Nguyễn Xuân Son.

Anh mưu cầu sự học – yếu tố tiên quyết để được tốt hơn. Anh học thích ứng văn hoá Việt, học hát quốc ca. Lẽ đương nhiên. Học cách ứng xử khéo léo như cách anh nhường penalty cho Tiến Linh. Học cả sự tinh tế như cách anh hôn lên quốc kỳ trên ngực áo khi ăn mừng bàn thắng hay việc tạo hình trái tim để hướng lên các góc khán đài. Và, chương trình học, thời gian học của Nguyễn Xuân Son còn kéo dài thêm nữa.

Biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng bản thân đã kết tạo nên một Nguyễn Xuân Son như ngày hôm nay. Một chàng trai sống tốt với nghề, cháy cùng đam mê, yêu đất nước Brazil 100%, yêu dân tộc Việt Nam 100%.

Tốt hơn!

Tất cả đều tin Nguyễn Xuân Son sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn. Nguồn ảnh: Internet.

2. Không lâu sau khi đội tuyển chúng ta đánh bại đội tuyển Thái Lan để trở thành nhà vô địch Đông Nam Á, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong cuộc gặp gặp mặt, chúc mừng, biểu dương Đội tuyển đã nêu rõ thông điệp và cũng là yêu cầu: Hương vị chiến thắng còn mãi, nhưng bóng đá Việt Nam phải vô địch châu Á và dự World Cup. Một thông điệp với tinh thần rất rõ ràng: Bóng đá Việt Nam phải - và đã sẵn sàng để tốt hơn.

Khi muốn một hành trình tốt hơn, chúng ta sẽ thẳng thắn nhìn vào thực tiễn. Ngưỡng của bóng đá Việt Nam đang là vô địch Đông Nam Á. Mà ngay ở cấp độ khu vực, chúng ta phải thừa nhận, mình đang còn kém Thái Lan. Giai đoạn hoàng kim của đội tuyển cũng chỉ lọt vào tối đa được tứ kết Asian Cup và vào tới vòng loại 3 World Cup khu vực châu Á.

Chúng ta hiểu tốt hơn là hướng tới mục tiêu cao hơn, là nâng tầm chất lượng cầu thủ. Và từ đó biết những điều mình phải làm. Phải tối ưu hóa năng lực người Việt (như cách người Nhật đã làm). Phải làm cho hệ thống các giải vô địch quốc nội mạnh và sạch. Phải xuất khẩu cầu thủ để nâng cao tư duy chơi bóng. Và đương nhiên, phải có cả cơ chế, chính sách nhập tịch cầu thủ. Đến đây, ắt hẳn nhiều người sẽ tìm – đã biết – và tin đâu là “yếu tố gốc – yếu tố căn bản” giúp bóng đá Việt Nam phát triển. Nhưng trong nhiều trường hợp (tôi tin trong cả trường hợp của nền bóng đá Việt) ta không nên mặc định là làm từ gốc đến ngọn - làm vậy dễ bị mắc kẹt ở điểm nào đó. Cái gì làm được trước chúng ta cứ làm.

Khi biết mình phải tốt hơn - làm mọi thứ để tốt hơn, chúng ta sẽ biết cách ứng xử với vấn đề nhập tịch. Chúng ta không cần quan tâm đến các quốc gia khác nhập tịch nhiều hay ít, thành công hay thất bại. Chúng ta không phải nhập tịch để theo xu hướng. Chúng ta không phàn nàn trước câu hỏi: Nhập tịch có làm mất đi “tính Việt Nam”? Chúng ta trả lời một cách rõng rạc: Nhập tịch giúp “tính Việt Nam tốt hơn”.

Tốt hơn!

Khi “chạm ngưỡng”, tất cả kỳ vọng đội tuyển Việt Nam sẽ “vượt ngưỡng”. Nguồn ảnh: Internet.

Đúng! Khi ở cạnh những người giỏi, dĩ ngẫu tất cả phải tốt hơn. Nguyễn Xuân Son “out trình” tất cả các cầu thủ gốc Việt trên mọi khía cạnh (tư duy chơi bóng, thể lực, kỹ năng). Nên tất cả sẽ buộc phải nỗ lực để tốt hơn chính họ. Lứa cầu thủ trên tuyển sẵn sàng gọi Nguyễn Xuân Son là “thầy”. Dễ dàng tiếp nhận cả những lời quát mắng. Một dân tộc thực học sẵn sàng làm như vậy.

10, 20 năm nữa, đội tuyển Việt Nam có đạt được mục tiêu như Thủ tướng Chính phủ yêu cầu và kỳ vọng không? Chưa biết. Nhưng cứ vui trước đã, khi mà cả nền bóng đá sẵn sàng với tinh thần... phải tốt hơn!.

Thắng Nguyễn (CTV)


Thắng Nguyễn (CTV)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]