(vhds.baothanhhoa.vn) - Là một chỉ tiêu trong tiêu chí “Sản xuất” để nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, Chương trình Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở cấp độ nâng cao và kiểu mẫu yêu cầu cấp xã, cấp thôn phải có những vườn mẫu. Theo đó, vườn phải được cải tạo, có sơ đồ quy hoạch được phê duyệt, trồng các cây hàng hóa gắn với áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Những vườn rộng có thể kết hợp chăn nuôi, hoặc đào ao nuôi trồng thủy sản, nhưng bảo đảm vấn đề môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều nội dung về tỷ lệ vườn mẫu so với tổng số vườn nhà của địa phương, hiệu quả kinh tế, yếu tố khoa học - kỹ thuật áp dụng và các chỉ tiêu liên quan cũng được quy định cụ thể.

Từ tự cấp sang tư duy hàng hóa nhờ vườn mẫu

Là một chỉ tiêu trong tiêu chí “Sản xuất” để nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, Chương trình Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở cấp độ nâng cao và kiểu mẫu yêu cầu cấp xã, cấp thôn phải có những vườn mẫu. Theo đó, vườn phải được cải tạo, có sơ đồ quy hoạch được phê duyệt, trồng các cây hàng hóa gắn với áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Những vườn rộng có thể kết hợp chăn nuôi, hoặc đào ao nuôi trồng thủy sản, nhưng bảo đảm vấn đề môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều nội dung về tỷ lệ vườn mẫu so với tổng số vườn nhà của địa phương, hiệu quả kinh tế, yếu tố khoa học - kỹ thuật áp dụng và các chỉ tiêu liên quan cũng được quy định cụ thể.

Từ tự cấp sang tư duy hàng hóa nhờ vườn mẫuÔng Mai Ngọc Huệ, thôn Chính Đa, xã Quảng Chính (Quảng Xương) đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp, hình thành mô hình chuyên canh rau với hệ thống tưới phun mưa tự động.

Với diện tích vườn nhà chỉ hơn ngưỡng tiêu quy định không nhiều, nhưng ông Mai Ngọc Huệ ở xã Quảng Chính (Quảng Xương) đã mạnh dạn cải tạo, đăng ký xây dựng vườn mẫu theo khuyến khích của địa phương. Có sơ đồ quy hoạch, được hỗ trợ một phần để lắp đặt hệ thống tưới phun mưa tự động điều khiển qua điện thoại thông minh, một khu vườn sản xuất các sản phẩm hàng hóa được hình thành. Gần 5 năm cần mẫn vun trồng của hai vợ chồng chủ vườn sinh năm 1962, khu đất 750 m2 đã trở thành mô hình vườn kinh tế tiêu biểu trong xã. Tại đây, hơn nửa diện tích vườn được gia đình chuyên canh các loại rau ngắn ngày theo phương pháp hữu cơ. Nhiều lứa rau liên tục gối lứa, bón phân hữu cơ, được tưới nước tự động rất khoa học. Gắn với đầu ra các loại rau ổn định, hàng năm, gia đình ông Huệ đã có thu nhập gần 60 triệu đồng từ canh tác rau. Phần diện tích còn lại trước sân nhà, ông chuyên canh cây cảnh là đào hoa kép và hoa lan, cho thêm thu nhập khoảng 70 triệu đồng mỗi năm.

Theo chủ vườn Mai Ngọc Huệ: “Trước đây, khu vườn nhiều cây tạp lưu niên, mỗi loại vài cây đã tỏa bóng hết khu vườn và chỉ phục vụ nhu cầu của gia đình, không tạo ra sản phẩm hàng hóa. Theo lời kêu gọi của huyện Quảng Xương và xã Quảng Chính nên năm 2018, tôi quyết định cải tạo xây dựng vườn mẫu. Sự khác biệt là đầu tư hệ thống tưới khoa học và trồng cây theo hướng kinh doanh, trên cùng diện tích nhưng cho giá trị kinh tế hơn cả trăm lần trước kia”. Hiện sản phẩm rau của gia đình ngoài bán chợ, vẫn được thương lái thu mua. Mỗi dịp tết đến, đào cảnh được các thương lái địa phương mua cả vườn đưa đi cung ứng nhiều nơi". Cũng theo ông Huệ, không chỉ vượt trội về kinh tế, vườn mẫu còn góp phần tạo cảnh quan xanh – sạch – đẹp cho xóm làng, tạo sự ảnh hưởng về tư duy sản xuất hàng hóa cho nhiều hộ trong vùng.

Với tiềm năng đất vườn hộ và đồi rừng của các gia đình khá lớn, trong quá trình XDNTM nâng cao, xã Ngọc Phụng (Thường Xuân) đã định hướng và khuyến khích người dân xây dựng hàng chục vườn mẫu có diện tích từ 500 m2 trở lên. Từ mạnh dạn cải tạo cây tạp, nhiều nông dân đã tiếp cận và được hướng dần sang phát triển kinh tế hàng hóa cho các cây trồng, con nuôi mới được triển khai. Theo đó, hàng chục mô hình kinh tế hiệu quả được gây dựng ngay trong vườn nhà. Tại thôn Xuân Thắng, với diện tích đất vườn đồi của gia đình gần 3.000 m2, từ những năm 2016 trở về trước, gia đình ông Hà Trung Dựng chỉ biết độc canh cây sắn và một phần mía nguyên liệu, quanh bờ trồng keo và nhiều cây ăn quả lộn xộn, không cắt tỉa nên vươn cao gây rợp bóng. Trên triền đồi thoải trước nhà, cây sắn cứ năm được mùa thì mất giá và ngược lại. Mía cũng cho năng suất thấp do trồng quảng canh, chưa chú trọng yếu tố khoa học - kỹ thuật. Theo ông Dựng, vào thời điểm những năm 2013-2016, mỗi năm bình quân thu nhập mỗi sào đất vườn chỉ đạt 8-10 triệu đồng, trừ các chi phí chỉ còn lợi nhuận khoảng 2 triệu đồng/năm. Những cây mít, cây cau rồi đủ loại cây ăn quả trồng xen kẽ, rải rác cũng cho năng suất thấp, không thành hàng hóa. Từ gà nuôi dưới tán vườn đến các loại cây gia vị, từ những trái ổi, trái bưởi, trái mít... cơ bản cũng phục vụ tự cấp để gia đình đỡ tiền mua lương thực, thực phẩm bên ngoài.

Từ sự vận động chuyển đổi của địa phương, cũng như những hỗ trợ định hướng của Hội Làm vườn và Trang trại huyện Thường Xuân, ông Dựng đã mạnh dạn vay ngân hàng 200 triệu đồng để đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt, mua giống trồng cây thanh long ruột đỏ, bưởi Diễn và mẫu đơn cảnh. Phần diện tích thấp nhất được ông đào ao rộng 400 m2 để thả cá, dự trữ nguồn nước tưới cho cây trồng. Khi đã có nguồn thu ổn định từ cây thanh long, chủ vườn tiếp tục xây dựng khu chuồng trại 300 m2 nuôi ngan thịt và đàn lợn khoảng 50 con mỗi lứa. Hệ thống chuồng nuôi được đầu tư các bể biogas xử lý chất thải nên không ảnh hưởng đáng kể đến môi trường. Theo hạch toán của ông Dựng, hoạt động chăn nuôi và trồng cây ăn quả theo hướng khoa học, chuyên canh đã mang về lợi nhuận từ 200-250 triệu đồng mỗi năm. Ngay trong vườn nhà, mô hình sản xuất hàng hóa được triển khai, giải quyết việc làm cho 4 lao động.

Từng nhiều năm gắn với việc triển khai chương trình xây dựng và phát triển “Vườn mẫu” theo tiêu chí XDNTM trên cương vị Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình Xây dựng nông thôn mới tỉnh, ông Trần Đức Năng, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa, cho biết: “Vườn mẫu” là tiêu chí bắt buộc trong XDNTM. Trong những năm gần đây, phong trào cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu luôn được quan tâm, đề cao và đã mang lại kết quả rất tích cực. Từ sự định hướng và dẫn dắt của các cơ quan, địa phương, nhiều mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn không chất thải, sản xuất trong nhà lưới, nhà màng, có hệ thống tưới nước tiết kiệm được gây dựng. Ngay trong vườn nhà, nhiều mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học hoặc có bể biogas, sử dụng chế phẩm sinh học để giảm thiểu triệt để ô nhiễm môi trường cũng được phát triển. Từ các vườn mẫu, tư duy phát triển sản xuất kiểu tự cấp tự túc của các chủ vườn đã chuyển dần sang tư duy sản xuất hàng hóa. Những năm gần đây, Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh cùng các huyện hội đã đồng hành hỗ trợ các hội viên xây dựng được 334 vườn mẫu.

Bài và ảnh: Linh Trường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]