(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Ở tuổi 63, người dân thành phố lại biết đến ông là một cua-rơ, vua chinh phục đèo, dốc xứ Thanh. Ông đã từng “độc mã” lên thẳng Huyệt đạo vùng núi Nưa Triệu Sơn, vượt thác Ma Hao, Lang Chánh chinh phục thác Muốn, thác Hươu, cùng ba cua-rơ đồng đội leo lên đỉnh Cao Sơn ngút ngàn ở Bá Thước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Từ võ sư Quốc gia đến cua-rơ xuyên Việt

(VH&ĐS) Ở tuổi 63, người dân thành phố lại biết đến ông là một cua-rơ, vua chinh phục đèo, dốc xứ Thanh. Ông đã từng “độc mã” lên thẳng Huyệt đạo vùng núi Nưa Triệu Sơn, vượt thác Ma Hao, Lang Chánh chinh phục thác Muốn, thác Hươu, cùng ba cua-rơ đồng đội leo lên đỉnh Cao Sơn ngút ngàn ở Bá Thước.

Ký củaNguyễn Mạnh Hùng

Riêng việc chinh phục đỉnh Cao Sơn, người dân và công nhân làm đường ở đây thừa nhận ông và ba đồng đội là những người đầu tiên bằng phương tiện xe địa hình lên được đỉnh dốc.Và gần đây, ông vừa thực hiện thành công chuyến công du “độc mã” bằng xe địa hình từ Thanh Hoá đến Cà Mau, chạm cột mốc cuối cùng của Tổ quốc. Chặng đường dọc, dài ông chinh phục ước tính trên, dưới 5.400 km, suốt 50 ngày; quân bình mỗi ngày 108 km, qua 31 lượt tỉnh, thành phố miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam.

Trước đó ông là ai? Sinh ra tại Bến Ngự nay thuộc phường Trường Thi, TP Thanh Hóa trong dòng họ Võ nổi tiếng ở Thanh Hoá. Ông được cha dạy võ từ hồi còn thơ bé. 25 tuổi, ông trở thành võ sư, trưởng môn phái võ Bồng Sơn. Ông từng đoạt HCĐ Giải vô địch quyền Anh toàn quốc năm 1986.

Do yêu cầu phát triển ngành TDTT trong tỉnh, đặc biệt là việc bảo tồn và phát huy các môn phái võ dân tộc, từ năm 1994-2001, ông được Sở TDTT nay là Sở VH,TT&DL Thanh Hóa mời vào giảng dạy võ thuật. Các môn ông truyền dạy: quyền anh, Taekwondo, Pencak Silat, Tán thủ. Ông được Nhà nước công nhận là hàng võ sư quốc gia vì có nhiều công lao đào tạo nên các võ sĩ tài năng từng đoạt nhiều huy chương các loại ở các cuộc thi Quốc tế, khu vực và quốc gia. Hai võ sĩ cùng tên Nguyễn Văn Hùng quê Nông Cống và Đông Sơn đoạt hàng chục HCĐ đến HCV ở các giải quốc tế, khu vực và Quốc gia những năm ông trực tiếp huấn luyện ở hai môn võ Taekwonđo, Pencak Silat.

Cũng xin tiết lộ, hai nữ võ sĩ là chị, em từng 3 lần vô địch thế giới vào các năm 1998, 2000, 2002. Bốn lần vô địch Sea Games các năm 1997, 1999, 2001, 2003, cô chị Trịnh Thị Mùi. Cô em Trịnh Thị Ngà khiêm tốn hơn 2 lần vô địch thế giới các năm 2000, 2002 và 3 lần vô địch Sea Games năm 1999, 2001, 2003 cùng môn võ Pencak Silat. Mùi, Ngà là con ruột, là học trò của ông từ khi còn là học sinh tiểu học. Hai chị em từng tiết lộ đã áp dụng khéo léo những miếng võ, miếng đánh trong môn phái võ Bồng Sơn được cha truyền dạy từ nhỏ để hạ gục đối phương.

Cua-rơ Trịnh Đình Tuấn đến cột mốc Mũi Cà Mau ngày 30/6/2016. (Ảnh: Ngọc Du)

Tôi gặp ông sau ít ngày ông công du xuyên việt Thanh Hóa - miền Nam về. Ông vốn đậm người, nay trông ông chắc lẵn, đen “như cột đồng hun”, bạn bè ông gọi thế. Ông nói: “Sau chuyến đi sụt 5 kg, nhưng hoàn toàn khỏe, mạnh hơn trước”. Tôi hỏi ông mục đích đặt ra cho chuyến đi. Ông trả lời vui vẻ, có hai mục đích rõ ràng:

- Một, chứng minh bản thân không chỉ là “vua chinh phục đèo dốc” xứ Thanh mà còn chinh phục đường dài, dài ngày với nhiều địa hình, thời tiết khác nhau.

- Hai, không thích chỉ nghe đến các danh lam, thắng cảnh, địa hình hiểm trở… mà phải đến tận nơi trải nghiệm và chiêm ngưỡng những thắng cảnh đó của đất nước, quê hương.

Hành trang xuyên Việt của ông là một con xe địa hình, 3 bộ quần áo thể thao, 1 con dao nhíp, cuộn dây và 1 chiếc võng dù, tiền mang đủ dùng (ông không tiết lộ) và 1 số phụ tùng xe địa hình; tất cả trong ba lô trên lưng. Ngày ông đi 10 tiếng, quân bình 15 km/h, ở các tỉnh đồi núi; 20 km/h ở các tỉnh đồng bằng và ven biển. Cơm nước ăn dọc đường. Trưa mắc võng nghỉ bên hàng cây hoặc ven rừng. Tối vào nhà trọ bình dân.

Ngày khởi hành 6/6, toàn bộ 16 hội viên CLB Xe đua - địa hình Trường Thi - Bến Ngự đưa chân ông đến cầu Ghép (Tĩnh Gia) trong niềm hy vọng, phấn khích. Và ông bắt đầu cuộc hành trình “đơn thương độc mã” dọc các tỉnh miền Trung, đến Quảng Nam - Đà Nẵng rẽ phải lên Kon-Tum tỉnh Tây Nguyên đầu tiên theo lộ trình của ông. Ông đi tiếp qua Gia Lai đến Đắk Lắk, chặng nghỉ đầu tiên 3 ngày, dự cưới người cháu ở tỉnh này. Ông tiếp tục lên Đắk Nông, lên biên giới Việt Nam - Cam pu chia, quay về Đà Lạt, Lâm Đồng… Và từ đây, ông sang Đồng Nai vào TP Hồ Chí Minh, chinh phục tiếp các tỉnh miền Nam.

Từ TP Hồ Chí Minh ông sang Tây Ninh xuống Bà Rịa-Vũng Tàu.

Hành trình tiếp theo, ông quay ra Thanh Hoá, dọc dài các tỉnh ven biển miền Trung.

Tôi hỏi ông, suốt chặng đường đi, về có gặp khó khăn, thuận lợi gì? Ông cười vui vẻ đáp “Thuận lợi phải do mình tạo ra; còn khó khăn về địa hình, thời tiết, nắng mưa thất thường, quyết tâm là chiến thắng. Nói vậy, dọc đường tôi tự tay thay 1 ổ bi, 2 lốp và 5 chiếc săm xe. Có 2 tình huống này, tôi phải sử dụng cái vốn có của con nhà võ mới vượt qua.

Khi đang leo lên đèo Lò Xo, đoạn đường từ Quảng Nam lên Kon-Tum, gần đến đỉnh dốc, có hai thanh niên đi xe máy phân khối lớn ép tôi vào về đường. Tôi nói lên đỉnh dốc có gì nói chuyện. Hai thanh niên này rồ máy phi nhanh lên đỉnh dốc đợi. Tôi vừa leo lên, chưa kịp thở đều thì một trong hai thanh niên, mặt mày bặm trợn nói thẳng: “ông muốn sống, đi hay về tuỳ ông, nhưng phải để lại xe, tiền, điện thoại và toàn bộ tư trang”. Tôi từ tốn đáp: “Tôi từ Thanh Hoá, đi phượt xuyên Việt, đáng giá nhất là chiếc xe đạp địa hình này, tiền không mang nhiều, điện thoại giá rẻ, tư trang càng không có gì. Tốt nhất là hai anh để tôi đi”.

Hai tên cười gằn tiếp tục đe doạ. Tôi vẫn bình tĩnh vừa thuyết phục, vừa tiến vào đứng giữa hai tên. Chúng vẫn không chịu buông tha, mà bắt đầu xử rắn với tôi. Tên đứng phía phải dơ tay định chụp lên đầu tôi, tôi nhanh chóng xuống tấn ở thế trung bình, vươn người sang móc một cú trời giáng vào giữa cằm, tên này chỉ kịp “hự” lên một tiếng rồi đổ gục.

Tôi chuyển thế sang đinh tấn phía trái, rướn người lên cao bồi cú đấm thôi sơn vào giữa mặt tên còn lại; chân trước làm trụ, tôi tung chân sau đá vào mạng sườn, tên này cũng “hộc” lên một tiếng rồi ngã xuống mặt đường. Chúng đều dính đòn nặng của tôi, nằm bất động rên rỉ. Tôi liền nói với chúng: “Khôn hồn bỏ thói cướp đường, nếu không sẽ hối không kịp”.

Lần thứ hai, cũng đang leo lên dốc, đoạn từ đất Mũi Cà Mau lên vùng Bảy Núi giáp ranh Cam-pu-chia thì gặp 6 thanh niên càn quấy, sặc mùi men rượu. Chúng đi bộ, chặn xe tôi rồi vây quanh. Chúng không đe doạ cướp xe, tiền mà ngang nhiên bắt tôi quay lại không cho đi tiếp. “Gặp phải những tình huống như vậy, xử “nhu” không được buộc phải dùng “cương” thôi. Ông dùng thuật ngữ nhà võ nói với tôi như vậy.

Để kết thúc câu chuyện, tôi hỏi ông có muốn nhắn nhủ gì đến các bạn cua-rơ muốn chinh phục đèo, dốc và đường trường. Ông lại cười, thẳng thắn trả lời: “Tôi bắt đầu sự nghiệp cua-rơ từ năm 2001, đã từng trải, kinh nghiệm đầy mình. Tôi muốn nói với tất cả các cua-rơ rằng, áp dụng chiến thuật, kỹ thuật leo đèo, đổ dốc, vượt thác, xuyên đường trường êm xuôi; xử lý các tình huống trên đường gọn, nhẹ, đẹp… tôi sẵn sàng tư vấn một cách chi tiết, cặn kẽ, hoàn toàn có hiệu quả. Hãy tìm đến tôi, võ sư kiêm cua-rơ Trịnh Đình Tuấn ở 08, phố Bến Ngự, TP Thanh Hóa.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]