UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường
Từ năm 2009-2023, có ít nhất 749 nhà báo và cơ quan truyền thông đưa tin về các vấn đề môi trường đã trở thành mục tiêu của các vụ sát hại, giam giữ, quấy rối trực tuyến hoặc tấn công pháp lý.
Các nhà báo đưa tin về hậu quả của đám cháy rừng lan vào khu Skyhawk ở Santa Rosa, California, Mỹ ngày 28/9/2020. (Nguồn: Reuters)
Ngày 2/5, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng gia tăng bạo lực và đe đọa nhằm vào các nhà báo đưa tin về môi trường và khí hậu.
Báo cáo của UNESCO dựa trên cuộc khảo sát đối với hơn 900 nhà báo từ 129 quốc gia được thực hiện vào tháng Ba vừa qua. Theo đó, 70% nhà báo được khảo sát cho biết đã từng bị tấn công, đe dọa hoặc chịu áp lực liên quan đến công việc của họ. Đặc biệt, khoảng 40% cho biết đã phải đối mặt với bạo lực thân thể.
Tính trong khoảng thời gian từ năm 2009-2023, có ít nhất 749 nhà báo và cơ quan truyền thông đưa tin về các vấn đề môi trường đã trở thành mục tiêu của các vụ sát hại, giam giữ, quấy rối trực tuyến hoặc tấn công pháp lý.
Tình hình đã trở nên tồi tệ hơn trong những năm gần đây, theo đó, trong khoảng thời gian từ 2019-2023 có 305 vụ tấn công được báo cáo, tăng 42% so với giai đoạn 5 năm trước đó.
Các chủ đề được các nhà báo đưa tin rất đa dạng, bao gồm các cuộc biểu tình, xung đột khai thác và đất đai, nạn phá rừng, thời tiết khắc nghiệt, ô nhiễm và ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch.
Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay nhấn mạnh rằng nếu không có những thông tin khoa học đáng tin cậy về cuộc khủng hoảng môi trường đang diễn ra, chúng ta không bao giờ có thể hy vọng vượt qua cuộc khủng hoảng đó, nhưng các nhà báo mang lại nguồn tin đó đang phải đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng, trong khi những thông tin sai lệch liên quan đến khí hậu tràn lan trên các nền tảng truyền thông xã hội.
Để đối phó với vấn đề này, UNESCO dự kiến triển khai một chương trình tài trợ để cung cấp hỗ trợ pháp lý và kỹ thuật cho hơn 500 nhà báo môi trường./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-11-21 09:06:00
Trao giải các tiết mục xuất sắc nhất Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024
-
2024-11-21 09:04:00
Xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới với Óc Eo-Ba Thê
-
2024-05-03 15:01:00
“Cơm chim” là cơm gì ?
Lễ hội Đền thờ Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần năm 2024
Phác họa chân dung người phát hiện chiếc trống đồng đầu tiên
Bảo tồn di tích để “giữ lửa” văn hóa truyền thống
“Nông chân” hay “lông chân”,...?
Hải Phòng: Không gian văn hóa Đại tướng Võ Nguyên Giáp đạt kỷ lục Việt Nam
Như Xuân bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
Sự trỗi dậy của chủ nghĩa xã hội công nghệ - Lựa chọn khôn ngoan cho tương lai
Những trận địa lửa năm xưa
Khu di tích lịch sử Lam Kinh cơ bản hoàn tất các điều kiện để đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5