Ươm mầm tình yêu nghệ thuật truyền thống trong thế hệ trẻ
Cuộc sống xã hội ngày càng hiện đại, việc đưa nghệ thuật truyền thống đến với đông đảo công chúng đã, đang đặt ra nhiều thách thức. Trong đó, bài toán không chỉ là bảo tồn, mà làm sao “ươm mầm” những giá trị văn hóa ấy đến với thế hệ trẻ đang dần trở nên khó khăn.
Câu lạc bộ Ngũ trò Viên Khê với sự tham gia của đông đảo người trẻ.
Về xã Đông Khê (TP Thanh Hóa), nhiều người vẫn tự đặt câu hỏi, nguyên nhân gì khiến cho nghệ thuật trình diễn dân ca, dân vũ Đông Anh (Ngũ trò Viên Khê) có sức sống mãnh liệt đến vậy?. Bởi cho đến nay, không chỉ lớp người tuổi đã ngoài 70, 80, mà thậm chí những “mầm non” của quê hương dân ca, dân vũ Đông Anh cũng có thể tự tin trình diễn múa đèn, đánh trống trên sân khấu bằng tất cả niềm đam mê của mình. Trong đó, gia đình chị Lê Thị Cảnh (thôn Viên Khê 1) là một điển hình tiêu biểu.
Được biết, chị Cảnh (năm nay 54 tuổi) vốn không sinh ra và lớn lên ở vùng quê dân ca, dân vũ Đông Anh, song khi lập gia đình, chị về làm dâu trong gia đình Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Cốc. Chị Cảnh tâm sự: “Tình yêu dân ca, dân vũ Đông Anh là từ mẹ chồng tôi truyền cho tôi và các anh chị em trong gia đình. Đến nay, tất cả con cháu trong gia đình đều yêu thích và có thể biểu diễn nhiều tích trò, trong đó có múa đèn. Tình yêu ấy được nuôi dưỡng từ truyền thống của gia đình, của quê hương và quan trọng là được thực hành thường xuyên. Với tôi và các thành viên trong gia đình, dân ca, dân vũ Đông Anh chính là điểm tựa tinh thần, là di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc cần được bảo tồn và phát huy”.
Được biết, hơn 35 năm theo đuổi niềm đam mê với dân ca, dân vũ Đông Anh, chị Lê Thị Cảnh đã truyền dạy cho hơn 600 học trò trong và ngoài tỉnh. Trong đó có rất nhiều bạn trẻ thế hệ 9x và cả những “mầm non” như: Lê Công Minh Sơn (sinh năm 2011), Lê Phương Thảo (sinh năm 2008), Lê Bảo An (sinh năm 2015)... Trong hành trình truyền lửa của mình, chị Lê Thị Cảnh và cả những nghệ nhân, con trò của Ngũ trò Viên Khê đều hiểu rằng, thế hệ trẻ chính là cầu nối, đưa tinh hoa văn hóa dân tộc vượt qua thời gian để bước vào tương lai. Cháu Lê Công Minh Sơn (xã Đông Khê), cho biết: “Cháu sinh ra và lớn lên ở quê hương dân ca, dân vũ Đông Anh. Từ nhỏ cháu đã được nghe bà, nghe mẹ và người thân trong gia đình hát, múa, tập luyện thường xuyên. Với cháu, giai điệu của dân ca, dân vũ Đông Anh rất chân thật và gần gũi với đời sống của người dân địa phương. Đến nay, cháu đã được tham gia nhiều chương trình biểu diễn và cảm thấy rất yêu thích loại hình nghệ thuật này”.
Còn tại Nhà hát Nghệ thuật Lam Sơn - một trong những điểm hẹn văn hóa của người dân trong tỉnh, thế nhưng những vở diễn chèo, tuồng hay cải lương ngày càng vắng bóng người trẻ đến xem. Trước thực trạng này, Nhà hát Nghệ thuật Lam Sơn đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 4/7/2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục xây dựng, phát triển văn hóa và con người Thanh Hóa trong thời kỳ mới. Trong đó, chú trọng thực hiện các giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hóa; đồng thời xây dựng và phát triển các sản phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ của Nhân dân, trong đó có thế hệ trẻ. Hàng năm, các đoàn nghệ thuật tuồng, chèo, cải lương của Nhà hát Nghệ thuật Lam Sơn đã tổ chức biểu diễn 135 đêm (mỗi đoàn 45 đêm), phục vụ bà con khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, nhà hát đã, đang tích cực phối hợp với các nhà trường tổ chức các buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống dành cho học sinh, nhằm khơi gợi tình yêu, niềm đam mê trong thế hệ trẻ.
NSND Hàn Hải, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Lam Sơn, cho biết: “Việc ươm mầm tình yêu nghệ thuật truyền thống trong thế hệ trẻ không chỉ là một nhiệm vụ, mà còn là trách nhiệm với lịch sử, nguồn cội. Thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU, việc nâng cao chất lượng các hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống theo hướng chuyên nghiệp, phù hợp với xu thế của thời đại, lan tỏa đến thế hệ trẻ được Nhà hát Nghệ thuật Lam Sơn đặc biệt chú trọng. Trong đó, việc xây dựng mô hình “Sân khấu học đường” bằng các thể loại sân khấu truyền thống là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng cần sớm được triển khai trong thời gian tới. Nếu sau mỗi chương trình, góp phần bồi đắp thêm tình yêu nghệ thuật truyền thống, khiến các em cảm thấy tự hào về di sản văn hóa cha ông để lại, đó đã là thành công rất lớn”.
Những năm gần đây, nhiều địa phương trong cả nước đã triển khai nhiều giải pháp nhằm lan tỏa tình yêu nghệ thuật truyền thống đến với thế hệ trẻ. Thế nhưng, đôi khi những giá trị nghệ thuật truyền thống bị bao phủ bởi “lớp bụi” thời gian, khiến người trẻ cảm thấy khó tiếp cận. Đáng chú ý, ngành công nghiệp văn hóa ngày càng phát triển, người trẻ có thêm những lựa chọn mới, sôi động và phù hợp với cuộc sống hiện đại. Trong khi đó, sự thiếu hụt những chương trình truyền thông hấp dẫn, ngôn ngữ biểu đạt còn hạn chế, thiếu đổi mới về hình thức thể hiện... cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc người trẻ dần “quay lưng” với các loại hình nghệ thuật truyền thống.
Một số chuyên gia văn hóa cho rằng, để ươm mầm tình yêu nghệ thuật truyền thống trong thế hệ trẻ, trước hết cần tìm hướng tiếp cận phù hợp. Trong đó, có thể nghiên cứu ứng dụng công nghệ số, giới thiệu các vở diễn, trích đoạn tuồng, chèo, cải lương... qua video, podcast hay tận dụng sức mạnh của mạng xã hội. Mặt khác, cần tôn vinh các nghệ sĩ, cá nhân, tập thể có đóng góp tích cực trong việc bảo tồn và lan tỏa giá trị nghệ thuật truyền thống cũng chính là cách để khích lệ, nhân rộng những “hạt giống” tốt đẹp trong hế hệ trẻ.
Bài và ảnh: Hoài Anh
{name} - {time}
-
2025-05-05 19:53:00
“Xương đồng da sắt” hay “chân đồng da sắt”?
-
2025-05-05 14:04:00
Đoàn nghệ thuật Phật giáo từ nhiều quốc gia sẽ trình diễn tại Vesak 2025
-
2025-05-04 11:21:00
Đề xuất bảo tồn tại chỗ thuyền cổ độc nhất vô nhị tại Việt Nam
Vì sao Đại lễ Vesak được LHQ công nhận là ngày lễ văn hóa tôn giáo quốc tế?
“Ăn” đồng nghĩa với “uống”
“Thám tử Kiên” của Victor Vũ cán mốc doanh thu 100 tỷ đồng
Ký ức màn hình nhấp nháy!
Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa
Ý nghĩa của sự kiện lần đầu rước xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ sang Việt Nam
Dinh Độc Lập - Những giá trị lịch sử và kiến trúc
Tổng duyệt trình diễn drone mừng 50 năm thống nhất đất nước
Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 30/4 khác duyệt binh như thế nào?