Văn chỉ miếu làng Hà Nữu
Làng Hà Nữu thuộc xã Quảng Khê, huyện Quảng Xương. Đây là ngôi làng giàu truyền thống cách mạng tồn tại cách nay khoảng hơn 1000 năm.
Văn chỉ Miếu của làng Hà Nữu.
Quá trình khai khẩn lập làng, các thế hệ con cháu của nhiều dòng họ luôn phát huy truyền thống đoàn kết vượt qua gian khó, chiến thắng thiên tai, địch họa xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp. Bên cạnh đó luôn coi trọng việc học chữ thánh hiền, tu nhân tích đức, học đạo làm người và xây dựng nên Văn chỉ miếu của làng từ rất sớm.
Về thăm làng Hà Nữu vào những ngày đầu Xuân Ất Tỵ, cảm sắc của mùa xuân cùng lòng người mộc mạc, ấm áp đã mang lại cho chúng tôi một cảm xúc hết sức thân thiện và trân quý.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Lê Xuân Phúc năm nay ngoài 80 tuổi cho biết: Văn chỉ Miếu làng Hà Nữu được khởi lập năm 1691 do cụ Lê Đình Minh, hiệu Minh Pháp, giữ chức Đổng lý Pháp ty trấn Thanh Hoa cùng ngài Tổng phủ Tĩnh Gia chủ sự. Quá trình xây dựng đã có sự đồng lòng chung tay, góp sức của đông đảo người dân trong làng đóng góp cả tinh thần và vật chất, nhất là các vị quan chức như cụ Lê Đình Minh, cụ Quan Đổng lý Pháp ty trấn Thanh Hoa, cùng trai tráng trong làng kiến tạo thành công Văn Chỉ miếu làng. Cho đến ngày Xuân phân 20/3/1697 (nhằm ngày 28/2 năm Đinh Sửu), Văn chỉ miếu được khánh thành. Từ đây Văn chỉ miếu làng Hà Nữu là địa chỉ hết sức tôn kính với người dân trong làng và là nơi thờ Đức Khổng Tử (Đạo Nho); thờ các chức sắc quan văn, thiên văn, lịch sử, nhà nho, các quan giữ chức từ cử nhân đến trạng nguyên; cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt...
Trải qua nhiều biến động, nhất là từ khi thực dân Pháp xâm lược đất nước ta, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa những năm 1886 thực dân Pháp ráo riết thực hiện chính sách ngược đãi, bài trừ chữ Nho, nhằm xóa bỏ ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, thay thế bằng nền văn hóa và giáo dục thuộc địa do Pháp kiểm soát. Từ đó Văn chỉ miếu của làng Hà Nữu cùng chung số phận như rất nhiều văn chỉ miếu khác trên địa bàn của tỉnh Thanh Hóa và cả nước. Chính vì hệ thống giáo dục không được coi trọng; nếu có cũng chủ yếu đào tạo một số ít người phục vụ bộ máy cai trị của Pháp. Từ đó tỷ lệ mù chữ rất cao, đặc biệt là ở nông thôn.
Hoạt động khuyến học, khuyến tài tại Văn chỉ Miếu.
Lịch sử Đảng bộ xã Quảng Khê xuất bản năm 2014 có ghi: ...Làng Hà có nhiều người học hành đỗ đạt, làm quan như cụ Nguyễn Sỹ Vạn (Nguyễn Hãn), thủ khoa đời vua Thành Thái; cụ Lê Xuân Bình, cử nhân võ; Vũ Xuân Nghi quan huyện; Lê Đình Khiêm được phong Đô sứ Đại tướng quân thời Lê; Nguyễn Chí Thanh đỗ tú tài đời vua Tự Đức... Sau thành công của cách mạng tháng 8/1945, dưới ngọn cờ lãnh đạo của đảng, việc học hành của người dân làng Hà Nữu lại tiếp tục được chú trọng hơn bao giờ hết. Đến nay xã Quảng Khê nói chung, làng Hà Nữu nói riêng vẫn được xem là cái nôi của tinh thần học tập, mọi người vẫn nói nơi đây là vùng “đất học”. Nhiều người học tập thành tài; nhiều cán bộ sỹ quan cao cấp, đã có những đóng góp quan trọng trong xây dựng quê hương, đất nước... Những năm học gần đây có nhiều học sinh đoạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, quốc gia và quốc tế.
“Nhằm tri ân các bậc tiên hiền đã có công khai cơ lập ấp, để lại ngôi làng trù phú cho hậu thế. Đồng thời cũng là để vinh danh các bậc tiền bối khoa bảng của làng qua các thời kỳ lịch sử, các thế hệ con cháu làng Hà Nữu đã chung tay góp sức, khôi phục, tôn tạo và xây dựng lại Văn chỉ miếu ngay trên nền đất cũ. Đây là việc làm mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, luôn nhớ về nguồn cội.
"Làng Hà Nữu xã Quảng Khê đã vinh dự là ngôi làng đầu tiên trong huyện Quảng Xương khôi phục thành công di tích Văn chỉ miếu... Nơi đây không chỉ là nơi thờ tự, lưu giữ, tôn vinh các bậc tiên hiền, khoa bảng, mà còn là nơi để tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống, gắn liền với công tác khuyến học, khuyến tài, nhằm cổ vũ, động viên, tạo động lực cho các thế hệ không ngừng vượt khó, vươn lên trong học tập và công tác", ông Lê Ngọc Lũy - người khởi xướng, kêu gọi phục dựng Văn chỉ miếu làng chia sẻ.
Lê Xuân Bính
{name} - {time}
-
2025-03-31 09:17:00
Khẳng định vị thế trên “đấu trường” học sinh giỏi quốc gia
-
2025-03-28 17:38:00
Khen thưởng đúng người, đúng thời điểm
-
2025-03-26 15:16:00
Quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường lớp trước yêu cầu đổi mới
9 đại học Việt Nam vào BXH thế giới theo nhóm ngành năm 2025
Những thay đổi trong Quy chế tuyển sinh đại học 2025
Trào lưu “săn” sách giảm giá
Đồng lòng và trách nhiệm...
Bộ GD-ĐT: Bỏ xét tuyển sớm trong tuyển sinh đại học
Kiến nghị thi tốt nghiệp THPT sớm: Cần đảm bảo tâm lý, quyền lợi học sinh
Nỗ lực hướng tới kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Tuyển sinh đại học 2025: Chọn ngành trước tác động của AI
Hơn 200 dự án tranh giải thi nghiên cứu khoa học cấp quốc gia dành cho học sinh