Văn hóa tặng quà
Tặng quà là hành động thể hiện tình cảm, sự trân trọng, quý mến của người tặng dành cho người nhận. Nhưng món quà thật sự có ý nghĩa, mang lại những giá to lớn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chính vì vậy, tặng quà không chỉ là một nét đẹp truyền thống có từ lâu đời mà còn là một nghệ thuật văn hóa đích thực.
Ảnh minh họa.
Từ xa xưa hình ảnh tặng quà đã trở thành quen thuộc, trân quý không chỉ ở Việt Nam, mà ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, tặng quà thật sự có ý nghĩa, mang giá trị văn hóa đích thực không phải ai cũng làm được. Thực tế cho thấy, trước khi tặng quà chúng ta thường phải tìm ra những câu trả lời: Tặng cho ai, tặng khi nào, tặng món quà gì...? Đó là các câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng trên thực tế đã tiêu tốn rất nhiều thời gian, công sức của người tặng và cần đến sự khéo léo, tinh tế, sâu sắc.
Người tặng quà luôn mong muốn món quà có thể nói hộ cho mình những điều sâu kín nhất, chạm đến trái tim của người nhận quà. Đó là một mong muốn rất giản dị, nhưng để đạt được mong muốn đó và món quà thật sự trở thành một nét đẹp văn hóa không phải là điều đơn giản.
Vẫn biết khi tặng quà, người tặng phải thật sự “thành tâm”. Nhưng nếu chỉ là “thành tâm” thì vẫn là chưa đủ. Bởi vì món quà của người tặng gửi đến người nhận, người nhận đón nhận bằng tinh thần vui vẻ, phấn khởi và trân trọng món quà, yêu quý người tặng quà thì cần hiểu biết toàn diện về người nhận quà. Điều đó đòi hỏi người tặng vừa phải thành tâm, vừa phải có sự hiểu biết sâu sắc và tinh tế. Món quà thật sự có ý nghĩa sẽ trở thành sợi dây vô hình kết nối, giữ gìn, không ngừng phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa hai người. Khi đạt được điều đó, tặng quà sẽ trở thành một nghệ thuật văn hóa mang giá trị nhân văn sâu sắc.
Trong rất nhiều câu chuyện về Bác Hồ, mỗi món quà Bác trao tặng cho bất cứ ai, dù là người dân Việt Nam từ các em bé đến các bậc bô lão, hay những người bạn quốc tế, chúng ta đều có thể thấy được những bài học ý nghĩa, sâu sắc, chan chứa tình người, thể hiện một nhân cách vĩ đại và tâm hồn bao la.
Trong câu chuyện: Vào một đêm đông giá lạnh 2/1/1969, lúc này sức khỏe của Bác Hồ đã suy giảm rất nhiều. Bác gầy gò nhưng tinh thần vẫn rất minh mẫn, Bác vẫn ngồi tiếp đoàn phong trào hòa bình Pháp thăm Việt Nam - nhằm ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ của nhân dân Việt Nam - tại Phủ Chủ tịch. Đoàn Pháp gồm 4 người, đã đi thăm Việt Nam từ cuối năm 1968.
Đêm đông hôm ấy, khi chia tay đoàn, Bác chợt nhận ra trời rất lạnh nhưng một thành viên trong đoàn không có mũ. Đó là ông Pierre Biquard (1901-1993), giáo sư vật lý người Pháp, một chiến sĩ đấu tranh vì hòa bình. Bằng sự nhạy cảm, tinh tế của một trái tim nhân ái, Bác lập tức lấy mũ len của mình tặng cho người giáo sư Pháp, giọng ân cần: “Anh hãy đội mũ vào, bên ngoài rất lạnh”. Bất ngờ và cảm động trước cử chỉ đẹp đẽ của vị lãnh tụ kiệt xuất, nhưng ông Pierre Biquard cũng nhận ra rằng chiếc mũ quá nhỏ với đầu ông và thú nhận điều đó với Bác. Để rồi ông càng ngỡ ngàng và cảm động hơn khi nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Vậy anh cứ giữ lấy như một kỷ niệm”.
Chiếc mũ kỷ vật của Bác Hồ.
Chiếc mũ đã trở thành một phần những kỷ vật lịch sử của gia đình ông Pierre Biquard. Một số nhà sưu tầm đã ngỏ ý gia đình bán chiếc mũ nhưng họ đều từ chối. Đến năm 2016, sau 47 năm gìn giữ chiếc mũ, các con của ông đã tặng lại cho Đại sứ Việt Nam tại Pháp. Để rồi sau đó, chiếc mũ trở về Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội.
Món quà của Bác thật giản dị, không cầu kì nhưng lại chứa đựng tình cảm rất gần gũi, thân thiện và vô cùng sâu sắc, việc trao tặng cũng hết sức tinh tế và đúng thời điểm nên đã chạm đến trái tim của người nhận quà.
Trong xã hội hiện đại, văn hóa tặng quà đang được xem là một phần không thể thiếu. Tặng quà không chỉ là lời cảm ơn, lời chúc phúc, lời tri ân hoặc thể hiện tấm lòng hiếu thảo, tình yêu, sự trân quý lẫn nhau... mà tặng quà còn là một trong những phương thức ngoại giao, tạo ra mối hòa hiếu, bang giao thân thiện mang lại tình cảm tốt đẹp nhất. Việc trao tặng những món quà chỉ thật sự có ý nghĩa, mang lại giá trị văn hóa đích thực, rất cần tiếng nói từ tận đáy lòng của người tặng, bằng cách thể hiện tinh tế, sự hiểu biết, sâu sắc. Bất cứ món quà nào cũng có ý nghĩa biểu thị riêng của người tặng dành cho người nhận. Tuy nhiên, quà tặng như thế nào và việc tặng quà thật sự trở thành nét đẹp văn hóa; đây vẫn đang là một quá trình tìm hiểu, đúc kết, trao truyền, học tập để cho việc làm này luôn trở thành một hành vi văn hóa, là một nghệ thuật công phu trong cuộc sống thường nhật của chúng ta.
Lê Xuân Bính (CTV)
{name} - {time}
-
2024-11-21 09:06:00
Trao giải các tiết mục xuất sắc nhất Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024
-
2024-11-21 09:04:00
Xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới với Óc Eo-Ba Thê
-
2024-10-06 14:33:00
Lan tỏa đam mê đọc sách
Gìn giữ cho muôn đời sau
Khi văn hóa dân gian hòa cùng tiếng sóng
Hiểu - Đường đến tự do
Từ “Họa xà thiêm túc”, đến “Như hổ thiêm dực”
Ðể di tích đồng hành với phát triển du lịch
Về thăm những di tích quốc gia đặc biệt
Triển lãm số về Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đến với học sinh
Xu hướng mới của giới trẻ mang lại thách thức cho ngành du lịch Việt Nam
Nhiều hoạt động du lịch, văn hóa chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô