(vhds.baothanhhoa.vn) - Ngày 18/9 (tức ngày 20/8 ÂL), Ban Quản lý di tích phường Lam Sơn và tiểu ban quản lý Di tích đền thờ Trần Hưng Đạo, phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa đã tổ chức kỷ niệm 719 năm ngày thánh hóa (ngày giỗ) của Đức thánh Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (1300 - 2019).

Tin liên quan

Đọc nhiều

719 năm ngày mất Đức thánh Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn

Ngày 18/9 (tức ngày 20/8 ÂL), Ban Quản lý di tích phường Lam Sơn và tiểu ban quản lý Di tích đền thờ Trần Hưng Đạo, phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa đã tổ chức kỷ niệm 719 năm ngày thánh hóa (ngày giỗ) của Đức thánh Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (1300 - 2019).

Trong không khí trang nghiêm, thành kính, nhân dân và du khách thập phương đã ôn lại tiểu sử, thân thế, sự nghiệp của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.

Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, cha là An Sinh vương Trần Liễu - anh ruột vua Trần Thái Tông. Trần Quốc Tuấn là người tài ba lỗi lạc, có chí lớn, thích đọc binh thư, tập võ nghệ. Trong kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 3, ông được phong Quốc công Tiết chế, thống lĩnh toàn bộ lực lượng quân đội nhà Trần. Khi quốc gia nguy cấp, vua cùng quân thần nhiều lần nản lòng, nhưng ông vẫn quyết tâm kháng chiến, tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng, nhờ thế gây dựng được lòng quyết chiến và tin tưởng của mọi người. Ông cũng là người tiến cử nhiều người tài cho đất nước như Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Dã Tượng, Yết Kiêu... Bản thân ông cũng để lại cho hậu thế những tác phẩm nổi tiếng về văn chương và chính sự như: Binh thư yếu lược, Hịch tướng sỹ, Vạn kiếp bí truyền thư... Sau khi mất, Trần Hưng Đạo được nhân dân thờ phụng ở nhiều nơi và được phong là Đức thánh Trần Hưng Đạo đại vương.

Lễ kỷ niệm diễn ra với các nghi thức như: Lễ rước và dâng hương tại đền thờ Trần Hưng Đạo; lễ tế cổ truyền... qua đó, ôn lại tiểu sử, cũng như những công lao to lớn của ngài đối với dân tộc Việt Nam, đặc biệt là việc lãnh đạo quân dân nhà Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông vào thế kỷ XIII.

Đây là hoạt động văn hóa tâm linh hướng về cội nguồn giúp nhân dân hiểu hơn cuộc đời, sự nghiệp của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Đồng thời có ý nghĩa giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhắc nhở các thế hệ hôm nay coi trọng, biết ơn, tri ân các bậc anh hùng dân tộc đã xả thân vì đất nước.

Hạ Lan


Hạ Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]