Bảo tồn, phát huy giá trị, nét văn hóa đặc sắc trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch
Trang phục truyền thống là nét văn hóa đặc sắc, quý giá của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Bằng nhiều giải pháp các địa phương đã và đang nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị gắn với phát triển du lịch.
Những phụ nữ dân tộc Thái trong bộ trang phục truyền thống trình diễn “Khua luống” là hình ảnh đặc sắc tại lễ hội Mường Ca Da của huyện Quan Hóa (Ảnh tư liệu)
Những cô gái dân tộc Thái trong trang phục truyền thống dưới nếp nhà sàn là nét đẹp đặc trưng vùng cao. (Ảnh tư liệu)
Vẻ đẹp của các thiếu nữ dân tộc Thái được tôn lên trong những bộ trang phục truyền thống trong khung cảnh tuyệt vời của thiên nhiên. (Ảnh tư liệu)
Các nghệ nhân trong trang phục truyền thống của dân tộc Mường tại xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy trình diễn nghệ thuật đánh cồng. (Ảnh tư liệu)
Trình diễn trang phục truyền thống của thiếu nữ dân tộc Mường là phần không thể thiếu trong Lễ hội khai hạ hàng năm tại Khu du lịch Suối cá Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy (Ảnh tư liệu)
Đồng bào các dân tộc luôn tự hào khi mang trên mình bộ trang phục truyền thống và các hoạt động văn hóa đã và đang góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa quý giá này (Ảnh tư liệu)
Nghề dệt thổ cẩm thủ công truyền thống, nghệ thuật thêu hoa văn trong trang phục truyền thống là nét văn hóa đặc sắc đã gắn bó lâu đời với đồng bào các dân tộc Thái, Mường trên địa bànThanh Hóa.
Dệt thổ cẩm bằng khung cửi để cho ra những sản phẩm thổ cẩm như quần, áo, khăn, mũ, chăn... đặc sắc nhất là những bộ trang phục truyền thống của đồng báo các dân tộc thiểu số xứ Thanh.
Các lớp tập huấn, truyền dạy về nghề dệt thổ cẩm thủ công truyền thống, nghệ thuật thêu hoa văn trong trang phục truyền thống được Ngành Văn hóa, Thể thao và du lịch phối hợp với các địa phương tổ chức hàng năm nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quý giá này.
Việc truyền dạy nghề dệt thổ cẩm thủ công được bảo tồn, phát huy đã góp phần để những bộ trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số xứ Thanh luôn có sức sống mãnh liệt.
Những bộ trang phục truyền thống bằng thổ cẩm thủ công cùng với những món quà tặng khác đã trở thành những sản phẩm du lịch đặc sắc của du lịch cộng đồng tại các huyện vùng cao Thanh Hóa (Ảnh tư liệu)
Du khách chọn mua thổ cẩm, trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc tại điểm du lịch Pù Luông, Bá Thước (Ảnh tư liệu)
Thiếu nữ trong những bộ trang phục truyền thống hòa mình với vẻ đẹp của thiên nhiên chính là điểm nhấn đặc sắc góp phần phát triển du lịch cộng đồng. Đây cũng là giải pháp nhằm tiếp tục bảo tồn, phát huy những giá trị, nét văn hóa đặc sắc trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. (Ảnh tư liệu)
Mạnh Cường
{name} - {time}
- 2023-11-30 10:23:00
♦ Sự kiện văn hóa – thể thao – giải trí ngày 30-11-2023
- 2023-11-29 15:26:00
♦ Sự kiện văn hóa – thể thao – giải trí ngày 29-11-2023
- 2021-10-21 13:09:00
Phát huy giá trị văn hóa các dân tộc ở huyện vùng cao Mường Lát
“Thanh Hóa kỷ thắng” sẽ ra mắt bạn đọc vào tháng 11-2021
Bá Thước quan tâm giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống
Người “giữ hồn” cho văn hóa Mường
Bảo tồn, phát huy nghề thủ công truyền thống nghệ thuật thêu hoa văn trong trang phục truyền thống dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch
Thú chơi cổ vật
Ấn tượng tranh lụa của Nguyễn Thị Ngọc
Trang bị kỹ năng nấu ăn, pha chế đồ uống cho các hộ làm du lịch cộng đồng tại Quan Hóa
Di tích Điện Càn Long
Xã vùng cao Sơn Thủy giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống để hướng tới phát triển du lịch