(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong đám cưới người Việt, gia đình nào cũng dán chữ song hỷ. Chữ song hỷ thường được viết theo cả 4 thể (chân, thảo, triện, lệ), song xuất hiện nhiều nhất là chữ song hỷ theo thể triện, và chữ song hỷ đã trở thành thông điệp của lễ cưới, tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi.

Biểu tượng của niềm vui, hạnh phúc lứa đôi

Trong đám cưới người Việt, gia đình nào cũng dán chữ song hỷ. Chữ song hỷ thường được viết theo cả 4 thể (chân, thảo, triện, lệ), song xuất hiện nhiều nhất là chữ song hỷ theo thể triện, và chữ song hỷ đã trở thành thông điệp của lễ cưới, tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi.

Biểu tượng của niềm vui, hạnh phúc lứa đôi

Ảnh: Hữu Ngôn

Chữ được dán trang trọng trong phông chính, trên thiếp mời hay trên lễ vật nạp tài, trên xe hoa, xe rước và điểm cần thông tin… Phong tục này bắt nguồn từ điển tích văn hóa Trung Hoa.

Trong cuốn sách “Điển tích văn hóa Trung Hoa” do Nguyễn Văn Huân biên soạn, NXB Văn hóa Thông tin ấn hành viết: “Truyền thuyết kể rằng, năm 20 tuổi ông Vương An Thạch, đời Tống trên đường đi thi dừng chân tại thị trấn họ Mã. Ăn cơm xong ông ra phố dạo chơi, tình cờ nhìn thấy trên đèn kéo quân ở nhà Viên ngoại họ Mã có ra vế đối viết như sau: “Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức mã đình bộ” (Đèn kéo quân, quân kéo đèn, đèn tắt quân ngừng bước). Vế thứ hai còn đang chờ người đối. Vương An Thạch xem xong vỗ tay nói: “Đối dễ thôi”. Người nhà nghe thấy vội vào bẩm với viên ngoại. Viên ngoại chưa kịp hỏi ai nói thì Vương An Thạch đã bỏ vào trường thi rồi".

Hôm sau Vương Anh Thạch nộp quyển, được quan chủ khảo khen nức nở liền mời ông đến thi vấn đáp. Quan chủ khảo chỉ lá cờ hổ treo trước công đường nói: “Phi hổ kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyển hổ tàng thân” (Cờ bay hổ, hổ bay cờ, cờ cuộn hổ giấu mình). Vương An Thạch lấy ngay câu đối ở nhà viên ngoại ra đối lại. Quan chủ khảo thấy ông đối vừa nhanh, vừa giỏi tấm tắc khen mãi.

Thi xong Vương An Thạch về qua cửa nhà họ Mã, người nhà họ Mã nhận ra ông, bèn mời ông vào gặp viên ngoại. Viên ngoại mời ông đối, ông lấy ngay vế đối “Phi hổ kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyển hổ tàng thân” ra đối.

Viên ngoại thấy đối vừa chỉnh vừa khéo liền gả con gái cho Vương An Thạch và chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ thành hôn. Thì ra vế đối “Đèn kéo quân” là do tiểu thư họ Mã đề ra để kén chồng.

Đúng ngày cưới, triều đình báo tin vui: Vương đại nhân trúng bảng vàng, mời lên kinh dự tiệc. Vương An Thạch đã vui được vợ, lại vui vì thi đỗ và được triều đình vào mời ăn yến.

Hỷ cộng hỷ, thế là ông lấy bút viết lên giấy chữ song hỷ rồi dán trước cửa và ngâm: "Khéo đối nên thành ra song hỷ/ Hổ bay đèn ngựa kết nhân duyên”.

Từ đó chữ song hỷ được người ta lưu truyền cho đến ngày nay.

Chữ song hỷ không chỉ là chữ nữa, mà được Nhân dân dùng như một biểu tượng văn hóa của niềm vui và hạnh phúc lứa đôi. Có điều do đây là chữ Hán nên ở một số đám cưới vẫn dán chữ lộn ngược.

Chữ đã trở thành ý niệm rất dễ nhận diện, việc làm tắc trách thật khó thông cảm. Chúng ta nên thận trọng và cần dẫn lại điển tích này cho đôi tân nương và mọi người hiểu, để thấy thêm vui thêm ý nghĩa trong ngày lễ trọng của một gia tộc, một gia đình.

Nguyễn Hữu Ngôn


Nguyễn Hữu Ngôn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]