(vhds.baothanhhoa.vn) - Từ năm 2010 đến nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có hàng trăm cây cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm đến nghìn năm tuổi được vinh danh “Cây di sản Việt Nam”. Đây là niềm tự hào của Nhân dân các địa phương trong tỉnh, nhằm khơi dậy truyền thống bảo vệ cây xanh giữ gìn môi trường và lưu giữ những nguồn gen quý hiếm, phát triển đa dang sinh học.

Cây di sản Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Từ năm 2010 đến nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có hàng trăm cây cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm đến nghìn năm tuổi được vinh danh “Cây di sản Việt Nam”. Đây là niềm tự hào của Nhân dân các địa phương trong tỉnh, nhằm khơi dậy truyền thống bảo vệ cây xanh giữ gìn môi trường và lưu giữ những nguồn gen quý hiếm, phát triển đa dang sinh học.

Cây di sản Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Quần thể cây bùi (còn gọi là cây trám đen) tai đền thờ Trần Khát Chân (Vĩnh Lộc) được công nhận là cây di sản Việt Nam.

Cây di sản Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Cây sa mu và hai cây pơ mu hơn 1.000 năm tuổi tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên (Thường Xuân), là loài quý hiếm được đưa vào sách đỏ Việt Nam và thế giới, đã được công nhận là Cây di sản Việt Nam năm 2013.

Cây di sản Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Dáng cổ kính của cây đa - thị tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh (Thọ Xuân), được công nhận là Cây di sản Việt Nam năm 2013.

Cây di sản Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Cây sui tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh (Thọ Xuân) được biết đến là Cây di sản Việt Nam có thân cây gỗ lớn mọc tự nhiên.

Cây di sản Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Theo tài liệu của Ban quản lý Khu di tích Lam Kinh, cây sui cổ thụ này có từ thời cụ Lê Hối (cụ tổ 3 đời của Vua Lê Lợi).

Cây di sản Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Theo thống kê của Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Lam Kinh, hiện khu di tích có 18 cây di sản, trong đó 13 cây thuộc phạm vi khu vực trung tâm khu di tích và 5 cây ở khu vực đền thờ Lê Lai.

Cây di sản Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Tại Đền thờ Trần Khat Chân (Vĩnh Lộc), Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã công nhận Cây di sản Việt Nam cho quần thể 7 cây cổ thụ, gồm: Cây trôi, cây vải thiều, cây muỗm, cây sộp (cây báng), cây trâm vối, cây thanh thất và cây bùi (cây trám đen).

Cây di sản Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Trong số 7 cây di sản tại Đền thờ Trần Khát Chân thì cây trôi, cây trâm vối nằm bên phía trái ngôi đền, cây sộp nằm phía bên phải ngôi đền là những cây có tuổi thọ lâu đời nhất, cao nhất, to nhất trong quần thể các cây di sản.

Cây di sản Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Quần thể Cây di sản Việt Nam tại Đền thờ Trần Khát Chân được đánh giá là một trong quần thể độc đáo nhất với diện tích nhỏ trong vòng vài trăm mét vuông mà có tới 7 cây di sản và trường tồn qua hàng trăm năm vẫn được chính quyền và Nhân dân địa phương bảo tồn nguyên vẹn đến ngày nay.

Lê Hợi


Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]