(vhds.baothanhhoa.vn) - Sáng 8/10 ( tức 22 tháng 8 âm lịch) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh xã Xuân Lam (huyện Thọ Xuân), UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm 602 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 592 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 587 năm ngày mất của vị vua sáng lập vương triều Hậu Lê và khai mạc lễ hội Lam Kinh năm 2020.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dâng hương tưởng niệm Anh hùng dân tộc Lê Lợi và khai mạc Lễ hội Lam Kinh năm 2020

Sáng 8/10 ( tức 22 tháng 8 âm lịch) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh xã Xuân Lam (huyện Thọ Xuân), UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm 602 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 592 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 587 năm ngày mất của vị vua sáng lập vương triều Hậu Lê và khai mạc lễ hội Lam Kinh năm 2020.

Tham dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Phạm Bá Oai - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Đăng Quyền - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phạm Nguyên Hồng - Giám đốc sở VH,TT&DL; cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố và đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh về dâng hương, tham quan vãn cảnh.

Nghi thức trình tấu đọc chúc văn trong lễ hội Lam Kinh năm 2020.

Hơn 600 năm về trước, vương triều Trần suy yếu, nhà Hồ lên thay với quyết tâm cải cách. Tuy nhiên, do không được lòng dân ủng hộ dẫn đến tình hình chính trị trong nước lúc bấy giờ không tránh khỏi bất ổn. Lợi dụng điều này, nhà Minh phương Bắc với dã tâm bành trướng đã đưa quân sang xâm lược nước ta. Không chỉ tham tàn, giặc ngoại xâm còn gieo rắc tội ác khiến cuộc sống người dân khốn quẫn khôn cùng.

Trước tình thế ấy, nơi núi rừng Lam Sơn, hào trưởng Lê Lợi với tâm, tầm đã thu phục hào kiệt bốn phương cùng về đây tụ nghĩa, hợp sức chống giặc. Và năm 1418 với “Hội thề Lũng Nhai”, khởi nghĩa Lam Sơn do Bình Định Vương Lê Lợi khởi xướng và lãnh đạo đã chính thức diễn ra. Trong10 năm với biết bao khó khăn gian khổ, hi sinh, vậy nhưng bằng quyết tâm của tướng sĩ trên dưới một lòng, khởi nghĩa Lam Sơn đã đi đến thắng lợi cuối cùng, đánh dấu bằng “Hội thề Đông Quan”, buộc quân xâm lược phải rút hết tàn binh về nước.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố dâng hương trong Chính điện lam Kinh, các tòa thái miếu và lăng mộ vua Lê Thái Tổ.

Năm 1428, tại đất Thăng Long, Bình Định Vương Lê Lợi đã lên ngôi vua, khai lập ra vương triều Hậu Lê kéo dài hơn 360 năm trong lịch sử phong kiến dân tộc. Nơi núi rừng Lam Sơn dấy nghĩa trở thành “vùng đất căn bản của nước Đại Việt thời Lê” và một Lam Kinhgiữ vai trò “kinh đô tâm linh” của vương triều Hậu Lê đã được khởi dựng. Đây là nơi thờ cúng tiên tổ, an nghỉ của các vua, thái hoàng, thái hậu, nơi cử hành nghi lễ, nơi các vua Lê về bái yết sơn lăng…Trải qua hàng trăm năm, cứ vào ngày mất của đức vua Lê Thái Tổ, người dân trên khắp vùng miền trong và ngoài tỉnh lại cùng nhau trở về Lam Kinh tưởng nhớ người xưa. Và lễ hội Lam Kinh đã trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống nhân dân.

Nhân dân và du khách trong, ngoài tỉnh về dâng hương tại lễ hội Lam Kinh.

Tại lễ kỷ niệm, các đồng chí lãnh đạo đã kính cẩn dâng hương tại Chính điện Lam Kinh, các tòa thái miếu và lăng mộ các vua Lê. Cùng tưởng nhớ công lao của Anh hùng dân tộc Lê Lợi và các tướng sĩ đã làm nên thắng lợi khởi nghĩa Lam Sơn. Lễ kỷ niệm diễn ra trang trọng, thành kính và tôn nghiêm với các nghi lễ truyền thống.

Đảm bảo công tác ANTT trong lễ hội Lam Kinh.

Thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh, phần hội của lễ hội Lam Kinh năm 2020 không diễn ra như các năm trước đó. Tuy nhiên, để tạo điều kiện tốt nhất cho người dân, du khách về dâng hương, tham quan di tích, Sở VH,TT&DL, UBND huyện Thọ Xuân và Ban Quản lý Khu di tích Lam Kinh đã tăng cường công tác tuyên truyền, tận tình hướng dẫn, bố trí các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đảm bảo ANTT, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thu Trang


Thu Trang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]