(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Xã hội hóa trong việc trùng tu, tôn tạo cụm di tích cách mạng cấp tỉnh đình, chùa, nghè Yên Lộ không những huy động được nguồn lực tài chính dồi dào trong dân mà còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục truyền thống của cha ông. Xác định được tầm quan trọng đó, trong những năm qua, xã Thiệu Vũ (Thiệu Hóa) luôn coi trọng công tác trùng tu, tôn tạo di tích, nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh tín ngưỡng của nhân dân và giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh xã hội hóa trùng tu, tôn tạo cụm di tích cách mạng đình, chùa, nghè Yên Lộ

(VH&ĐS) Xã hội hóa trong việc trùng tu, tôn tạo cụm di tích cách mạng cấp tỉnh đình, chùa, nghè Yên Lộ không những huy động được nguồn lực tài chính dồi dào trong dân mà còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục truyền thống của cha ông. Xác định được tầm quan trọng đó, trong những năm qua, xã Thiệu Vũ (Thiệu Hóa) luôn coi trọng công tác trùng tu, tôn tạo di tích, nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh tín ngưỡng của nhân dân và giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương.

Cụm di tích cách mạng Yên Lộ được công nhận cấp tỉnh từ những năm 2000. Đây là cụm di tích gồm 3 hạng mục công trình: Đình, chùa, nghè Yên Lộ, có vai trò quan trọng đối với đời sống tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại: Khi xây dựng ngôi đình gồm năm gian lợp tranh, đến năm 1935 được sửa sang lại thành 3 gian lợp ngói. Đình thờ Tản Viên Sơn. Trước kia mỗi khi hạn hán làm mất mùa các làng thường làm lễ đảo vũ (lễ cầu mưa). Nếu như hạn bình thường thì các làng tổ chức làm lễ ở đình làng hoặc ngôi đền miếu nào trong làng. Những năm hạn nặng các làng thường sắm lễ đem về đền thờ Tản Viên ở Yên Lộ làm lễ cầu mưa chung của tổng Phù Chẩn. Từ năm 1927 - 1945, đình là nơi tổ chức hội họp của các đoàn thể, nơi thành lập Mặt trận phản đế, mặt trận Việt Minh, nơi dân quân luyện tập…

Ngoài đình, trong làng còn có chùa Yên Lộ, không rõ xây dựng năm nào, đến năm 1928 thì được tu sửa. Chùa thờ phật Thích ca, tọa lạc trên núi Yên Lộ. Năm 1935, ông Hoàng Văn Quế là đảng viên, sau là Huyện ủy viên (8-1945) ra coi chùa để hoạt động cách mạng. Chùa là nơi Tỉnh ủy đã tổ chức họp bí mật và là nơi nhiều chiến sỹ cách mạng qua lại hoạt động.

Cách đó không xa là Nghè Yên Lộ nằm ở chân núi được xây dựng từ thời Lý, cách làng 300m về phía Tây Bắc. Nghè có diện tích 500m2, lợp ngói, gỗ lim được chạm trổ hoa văn cầu kỳ. Nghè thờ vị thần Nguyễn Tùng, còn gọi là Tản viên Công Hưng. Trên hai cột đá có khắc đôi câu đối: “Khí thiêng non tân cùng trời đất; Đền thiêng, núi thọ trải xưa nay”. Gian giữa có bức đại tự đề “Vạn cổ an linh”. Các ngày mồng một và rằm nhân dân thường tổ chức cúng lễ. Tết Nguyên đán tổ chức tế lớn, có đoàn rước thần về đình làng. Nghè Yên lộ cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện cách mạng.

Chùa Yên Lộ được trùng tu, tôn tạo chủ yếu từ nguồn xã hội hóa.

Trải qua thời gian, cũng nằm trong thực trạng chung của rất nhiều di tích, cụm di tích cách mạng này cũng đã từng ở trong tình trạng xuống cấp, có nguy cơ trở thành phế tích… Tuy nhiên, do được sự quan tâm kịp thời của các cấp, ngành từ tỉnh xuống huyện cũng như sự nỗ lực của địa phương, đặc biệt do làm tốt công tác xã hội hóa, trong đó có sự đóng góp lớn của sư trụ trì Thích Đàm Huệ Phước mà chùa Yên Lộ đã có nhiều thay đổi. Sư trụ trì Thích Đàm Huệ Phước nhớ lại: "Năm 2013, khi tôi về đây, chùa Yên lộ chỉ có một gian thờ Tam Bảo Phật nhỏ ở trên núi và gian nhà nhỏ dành cho người trông coi chùa ở đây. Lúc này chùa đang còn bộn bề nhiều khó khăn. Thế nhưng được sự quan tâm của chính quyền, nhân dân địa phương mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng rất quan tâm đến việc dốc tâm, sức để xây chùa. Từ những ngày đầu khi nhà chùa phát tâm để kêu gọi xây dựng chùa, nhân dân đã tự nguyện đóng góp từ viên gạch, đá, xi măng… và không quản ngày đêm để góp phần nhỏ bé vào việc tu bổ, tôn tạo chùa. Không chỉ nhân dân địa phương, việc đẩy mạnh xã hội hóa đối với con em xa quê cũng như đối với các phật tử gần xa cũng được thực hiện tốt".

Ông Nguyễn Quang Sinh - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Cụm di tích cách mạng đình, chùa, nghè Yên Lộ là niềm vinh dự và tự hào của người dân trong xã. Có được những kết quả trên thì công tác tuyên truyền để giúp người dân hiểu hơn về truyền thống cách mạng của cha ông luôn được đẩy mạnh. Cùng với tuyên truyền, địa phương đã tích cực huy động các nguồn xã hội hóa để tu bổ, tôn tạo di tích”.

Chỉ thời gian từ năm 2000 - 2002, địa phương đã kêu gọi nhân dân địa phương và con em xa quê phục dựng lại chùa và đã quyên góp được số tiền 400 triệu đồng. Khẳng định rằng chính sự đồng tâm, đồng sức, đồng lòng, người dân đã tự nguyện đóng góp công sức cũng như tiền của để trùng tu tôn tạo chùa. Có những người vài ba trăm, nhưng có những người cung tiến đến con số vài chục triệu. Năm 2004 chùa Yên Lộ đã chính thức hoàn thành việc phục dựng.

“Vàonăm 2016, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương thực hiện dự án đầu tư mở rộng Di tích lịch sử cách mạng chùa Yên lộ với diện tích khoảng 10.000 m2. Đây là một tín hiệu vui để cụm di tích lịch sử cách mạng này sẽ trở thành điểm đến tâm linh hấp dẫn và ý nghĩa cho khách thập phương khi về với Thiệu Vũ” sư trụ trì Thích Đàm Huệ Phước khẳng định.

Trung Hiếu



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]