(vhds.baothanhhoa.vn) - Nằm ngay cạnh nhà văn hóa thôn với đường giao thông thuận lợi, thế nhưng đường vào nhà bia di tích cách mạng cấp tỉnh Bái Sậy, xã Hà Tiến, huyện Hà Trung - từng được xem là căn cứ cách mạng quan trọng trước và trong Cách mạng Tháng 8 - vẫn còn rất khó khăn. Bởi ngay cả đến con đường nhỏ vào khu nhà bia di tích cách mạng hiện nay cũng vẫn chưa được quan tâm...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Di tích Bái Sậy cần được trùng tu tôn tạo

Nằm ngay cạnh nhà văn hóa thôn với đường giao thông thuận lợi, thế nhưng đường vào nhà bia di tích cách mạng cấp tỉnh Bái Sậy, xã Hà Tiến, huyện Hà Trung - từng được xem là căn cứ cách mạng quan trọng trước và trong Cách mạng Tháng 8 - vẫn còn rất khó khăn. Bởi ngay cả đến con đường nhỏ vào khu nhà bia di tích cách mạng hiện nay cũng vẫn chưa được quan tâm...

“Trong làng này, người trực tiếp tham gia và vẫn còn minh mẫn khi nhớ về những ngày tháng hào hùng của địa phương, có lẽ chỉ còn cụ Tạ Quang Dõng - chỉ huy có nhiệm vụ đánh chiếm phủ lỵ”, Trưởng thôn Bái Sơn Tạ Văn Uyên bắt đầu câu chuyện với chúng tôi. Và qua nhiều đường làng, ngõ xóm nhỏ, ông đã dẫn chúng tôi đến thăm gia đình cụ Tạ Quang Dõng - nguyên Trung đội trưởng Chỉ huy chiến khu Bãi Sậy.

Đã bước sang tuổi 95, nhưng những ký ức về những ngày trước tổng khởi nghĩa và ngày lịch sử giành chính quyền về tay nhân dân, cụ vẫn còn nhớ rất rõ. “Căn cứ Bái Sơn là một trong năm căn cứ quan trọng trong chiến khu Hòa - Ninh - Thanh (chiến khu Quang Trung). Nơi đây đã ghi dấu đội tự vệ vũ trang chiến đấu đầu tiên của huyện Hà Trung được thành lập. Tôi cũng là người trực tiếp tham gia từ những ngày đầu.Để che mắt kẻ thù, khi đó tôi và rất nhiều người nữa trong vai những người đi rừng đốn củi vừa tiếp tế lương thực, nuôi dưỡng đội quân tự về và khi có bất cứ việc gì bất thường xảy ra thì báo cáo ngay với lãnh đạo... ”, ông Dõng bồi hồi nhớ lại.

Cụ Tạ Quang Dõng kể lại những câu chuyện lịch sử.

Ông cho biết thêm: Với vị thế hiểm yếu, nhiều đường tắt thuận lợi cho việc trung chuyển Chỉ thị của Trung ương từ các tỉnh khu 3, khu 4 và ngược lại nên sau khi chiến khu Ngọc Trạo bị địch phát hiện và tan rã,Tỉnh ủy đã quyết định chọn nơi đây và cũng tại địa điểm này đã diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt. Đây là địa điểm huấn luyện của nhiều lớp quân sự, chính trị cho lực lượng tự về huyện Hà Trung cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945.

Để ghi nhớ và tri ân những những người đã anh dũng hi sinh tại Chiến khu Bái Sậy, nhà bia di tích được quan tâm xây dựng. Thế nhưng khi được trực tiếp đến đây, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi phải xắn quần đi qua những cây cỏ mọc rậm rạp mới đến được khu nhà bia di tích. “Cứ khoảng 2 - 3 tháng, thôn lại thuê máy cắt cỏ đi, chứ cách đây mấy ngày cô mà đến thì cỏ mọc ngang thân người ấy chứ”, trưởng thôn Tạ Văn Uyên vừa nói chuyện vừa dẫn chúng tôi đến nhà bia.

Sự xuống cấp của di tích còn thể hiện rõ ở việc ngay ở nền xi măng đã bị phồng lên, bong tróc nhiều. Hàng chữ “Chiến khu Bái Sậy” đã bị đổ gãy, nghiêng ngả, mất nét và đã được chi hội CCB khắc phục tạm thời bằng việc lấy thép buộc những chữ đã mất nét vào vào một số nét chữ đang còn...

Nền nhà bia di tích cách mạng chiến khu Bái Sậy đã bị bong tróc.

“Chiến khu Bái Sậy được xã Hà Tiến giao cho thôn quản lý, thôn lại giao cho Hội Cựu chiến binh trông coi. Hàng năm, nhân dịp 27/7 và một số dịp khác, CCB của thôn cũng tổ chức dọn vệ sinh và quét dọn sạch sẽ, nhưng việc làm này cũng không được thường xuyên do kinh phí còn nhiều hạn hẹp. Vấn đề này cũng được đưa ra nhiều trong các cuộc họp tại thôn, xã cũng như tiếp xúc cử tri, nhưng đến nay chúng tôi vẫn mong chờ...”, ông Tạ Văn Uyên giải thích về sự xuống cấp và nhếch nhác của di tích.

Hình ảnh khu nhà bia nằm khuất lấp với cây cối um tùm, ngay cả đến con đường nhỏ vào khu nhà bia cũng không. Câu nói của cụ Tạ Quang Dõng cứ ảm ảnh mãi trong tôi: “Nhiều năm nay tôi cũng không còn sức để đi lại được nữa. Di tích ngày càng xuống cấp cũng buồn lắm chứ. Những người trực tiếp tham gia khởi nghĩa mà còn sống như tôi cũng không còn nhiều. Ước nguyện lớn nhất là được mọi người trồng thêm cây lưu niệm, xây dựng nhà đón khách để mọi người hiểu hơn về truyền thống của địa phương chứ. Nếu cứ để thế này thì di tích sẽ dần bị quên lãng thôi...”.

Trung Hiếu


Trung Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]