Đình Tiên Hòa và nỗi lo xuống cấp
Nằm giữa không gian làng cổ Tiên Hòa, đình Tiên Hòa (xã Hà Lĩnh, Hà Trung) với tuổi đời gần 200 năm từng là niềm tự hào của bao thế hệ người dân địa phương. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây ngôi đình đang đối mặt với tình trạng xuống cấp.
Theo các tài liệu của địa phương, đình Tiên Hòa được khởi dựng dưới thời Vua Minh Mạng (năm 1838), hướng đình nhìn ra cánh đồng Bọc, cấu trúc 5 gian 6 vì kèo, được chống đỡ bởi 24 cây cột gỗ (12 cột cái, 12 cột quân). Kết cấu vì kèo theo kiểu “chồng rường kẻ bẩy”. Từ khi khởi dựng, đình Tiên Hòa thờ Thành hoàng làng Tổng Bạt Cao Sơn - một vị tướng thời Hùng Vương. Còn theo lưu truyền dân gian tại địa phương thì Tổng Bạt Cao Sơn chính là thần núi Tản Viên. Đồng thời, tại đình cũng phối thờ Nhị vị Đại vương, Đại tướng Trưng Tuyết.
Một mảng chạm khắc mặt hổ phù bên trong đình Tiên Hòa.
Tại đình Tiên Hòa hiện còn có một vỏ bom. Theo người dân địa phương, đây là vỏ quả bom trong chiến tranh bị kẻ thù ném xuống làng Tiên Hòa. Về sau, vỏ bom được người dân đưa về lưu giữ tại đình như một “kỷ vật” nhắc nhớ về cuộc chiến đấu vệ quốc vĩ đại của dân tộc.
Trải qua thời gian và lịch sử, chiến tranh... Dù được người dân nhiều lần đóng góp kinh phí trùng tu, song di tích không tránh khỏi việc xuống cấp. Trong đó, lo ngại nhất chính là tình trạng bị mối mọt.
Các “khớp nối” bị mối mọt “ăn” đứt, người dân phải gia cố bằng dây sắt.
Đòn tay bị mối mọt ăn mục.
Các chân cột gỗ cũng không tránh khỏi tình trạng ẩm ướt, mối mọt, buộc phải “gia cố” tạm thời.
Mối mọt khiến cho di tích xuống cấp nhanh hơn.
Theo người dân địa phương, đình Tiên Hòa khi xưa được làm chủ yếu từ gỗ lim và sến. Tuy nhiên, do nằm trên địa hình đất núi vốn nhiều mối, lại trải qua hàng trăm năm nên việc xuống cấp là không thể tránh khỏi.
Những cây cột gỗ bị mối mọt “ăn” từ ngoài vào trong, có thể bị gãy đổ bất cứ lúc nào.
Ngoài thờ Thành hoàng làng, đình Tiên Hòa đến nay vẫn là không gian văn hóa cộng đồng, nơi người dân tập trung để họp bàn các vấn đề của làng.
Những cột gỗ cỡ lớn, vòng tay người ôm không xuể, song cũng không thể “chống đỡ” trước sức mạnh của thời gian và các yếu tố tác động.
Với mong muốn bảo tồn, gìn giữ không gian văn hóa của làng quê truyền thống, người dân địa phương mong mỏi ngôi đình sớm được các cấp chính quyền và ngành chuyên môn trùng tu, tôn tạo.
Khánh Lộc
{name} - {time}
- 2023-09-21 13:13:00
♦ Sự kiện văn hóa – thể thao – giải trí ngày 21-9-2023
- 2023-09-21 10:26:00
Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu của các chuyến bay quốc tế
- 2022-09-30 08:38:00
Về nơi lưu giữ giá trị văn hóa Mường
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký - tấm gương sáng về nghị lực vượt khó
Du lịch Thanh Hóa vượt mục tiêu đề ra trong năm 2022
Khám phá thiền viện đầu tiên nơi vùng cao biên giới
Ngọc Lặc: Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống
Phát huy giá trị di tích Lam Kinh gắn với phát triển du lịch (Bài cuối): Quan tâm chỉnh trang cảnh quan môi trường
Thượng thư Lương Hữu Khánh: Người con “ưu tú” của Bảng nhãn Lương Đắc Bằng
Phát huy giá trị di tích Lam Kinh gắn với phát triển du lịch (Bài 3): Ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy du lịch ở Lam Kinh
Phát huy giá trị di tích Lam Kinh gắn với phát triển du lịch (Bài 2): Định hướng trở thành trọng điểm của du lịch Thanh Hóa
Phát huy giá trị di tích Lam Kinh gắn với phát triển du lịch (Bài 1): Điểm đến tâm linh hấp dẫn bậc nhất xứ Thanh