(vhds.baothanhhoa.vn) - Xoay quanh vấn đề giữ nét văn hóa làng xưa, phóng viên Thanh Hóa Cuối tuần đã có dịp trao đổi với nhà nghiên cứu văn hóa, Tiến sĩ Phạm Văn Tuấn, nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch); bà Dương Tường Vân, Phó trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Quảng Xương và ông Nguyễn Đình Bằng, Chủ tịch UBND xã Hoằng Đức (Hoằng Hóa).

Đó là giữ gìn cốt cách làng quê

Xoay quanh vấn đề giữ nét văn hóa làng xưa, phóng viên Thanh Hóa Cuối tuần đã có dịp trao đổi với nhà nghiên cứu văn hóa, Tiến sĩ Phạm Văn Tuấn, nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch); bà Dương Tường Vân, Phó trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Quảng Xương và ông Nguyễn Đình Bằng, Chủ tịch UBND xã Hoằng Đức (Hoằng Hóa).

Đó là giữ gìn cốt cách làng quê

Ảnh minh họa.

Ông Phạm Văn Tuấn: Không chỉ là thiết chế mà còn là biểu đạt văn hóa, lịch sử

Đó là giữ gìn cốt cách làng quê

PV: Trong thiết chế không gian của làng Việt truyền thống, cổng làng và giếng làng có vị trí, ý nghĩa như thế nào, thưa ông?

Ông Phạm Văn Tuấn: Về không gian làng, từ xưa đến nay, các nhà nghiên cứu đều thống nhất có 3 trạng thái, đó là: không gian hành chính, không gian canh tác và không gian cư trú. Trong không gian cư trú ấy, bao quanh nó là hệ thống các thiết chế, bao gồm: làng (thôn), xóm, đình, miếu, chùa, từ đường, giếng, cổng làng...

Bên trong cổng làng là không gian cư trú của người nông dân, thường có lũy tre vây quanh, phân cách với không gian canh tác. Cổng làng trước đây thường có 2 cổng, cổng tiền và cổng hậu. Cổng tiền là nơi dân làng từ trong làng đi ra, đồng thời cũng là nơi đón khách ở làng khác đến chơi. Cổng hậu của làng thường được bố trí ở cuối làng. Cổng nối với con đường ra đồng, là nơi người dân đi ra để làm ruộng, trâu bò khi ra khỏi làng cũng phải đi cổng hậu, đám tang cũng đi theo cổng này. Nhờ có hệ thống cổng làng mà hầu hết người Việt được sống suốt đời trong khung cảnh của làng. Sau lũy tre xanh, mọi sinh hoạt đều diễn ra ở đấy.

Còn giếng làng được người dân làng Việt quan niệm như mắt của làng. Vì vậy chọn đất để đào giếng, ngoài ý nghĩa phong thủy thì nguồn nước trong mát còn cung cấp cho dân làng sinh hoạt hàng ngày (nước để ăn uống, tắm giặt, cúng tế...). Giếng thường gắn với thuở lập làng và thường được làm ở những khu trung tâm, gần đình, chùa, đền... Ngày nay, có nhiều nguồn nước để thay thế cho nước giếng làng nhưng giếng làng truyền thống vẫn là hình ảnh thân thuộc, một sự gợi cảm, một niềm tự hào, một quan niệm thẩm mỹ...

Nhìn chung, trong thiết chế làng Việt truyền thống thì cổng làng và giếng làng không chỉ là thiết chế mà còn là biểu đạt văn hóa, lịch sử. Nó gợi lên cái gốc khởi dựng nên làng từ quá trình lập nghiệp, khai phá đất đai thuở ban đầu của nhóm người cùng chung dòng máu, trong một tộc họ hay nhiều tộc họ; đồng thời phản ánh địa hình, khung cảnh thiên nhiên, môi trường sinh thái của khu vực cư trú...

PV: Thực tế, nhiều địa phương hiện nay đã và đang khôi phục lại nét văn hóa làng xưa, trong đó chủ yếu khôi phục, tôn tạo giếng làng và cổng làng. Đó có thực sự là điều cần thiết, thưa ông?

Ông Phạm Văn Tuấn: Hiện, trong công cuộc đổi mới đất nước, làng Việt truyền thống ở một số nơi đã không còn bảo tồn và lưu giữ được nét văn hóa xưa. Hầu hết các thiết chế truyền thống ở một làng chỉ còn lại một số yếu tố như đình, chùa, miếu mạo, còn cổng làng và giếng làng, nhất là giếng làng không còn bảo tồn được nhiều.

Tuy nhiên, các thôn, làng đang cố gắng vươn lên cuộc sống ấm no, sung túc, thoát ra khỏi sự biệt lập, xích gần với văn minh đô thị. Những biểu tượng văn hóa làng đã trở thành ký ức của nhiều lớp người ở lại cũng như người đi xa. Vì vậy, xây dựng nông thôn mới (NTM), việc phục hồi giếng, cổng làng xưa trong không gian làng Việt truyền thống là hết sức cần thiết. Chính trong khung cảnh đó mà thôn làng từ từ tìm lại được tầm quan trọng. Hiện tượng này được thể hiện thông qua một số sự kiện: trùng tu, tôn tạo đình, chùa, miếu mạo,... Sự quay về quá khứ, theo tôi, là sự phản ánh ý muốn bám rễ, khát vọng tạo ra bản sắc thường gặp ở mỗi cá nhân và mỗi cộng đồng.

Bà Dương Tường Vân: Nâng cao đời sống cho người dân phải giữ được cốt cách làng quê

Đó là giữ gìn cốt cách làng quê

PV: Được biết, trong xây dựng NTM, nhiều xã trên địa bàn huyện đã khôi phục cổng làng, giếng làng. Đó là điều đáng quý và trân trọng, bởi giữa cái hiện đại của ngày hôm nay, những bản sắc văn hóa truyền thống không bị mất đi mà tiếp tục được gìn giữ, phát huy. Bà nghĩ sao về điều này?

Bà Dương Tường Vân: Trong xây dựng NTM, văn hóa giữ vai trò quan trọng, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển. Xây dựng NTM chính là nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân. Chương trình này được tiến hành trên cơ sở đã có truyền thống văn hóa, bản sắc văn hóa làng, do vậy ngoài quan tâm đến nâng cao đời sống cho người dân, phải giữ được cốt cách làng quê. Gìn giữ nét đẹp văn hóa làng xưa không chỉ giữ lại những gì mà ông cha ta đã dày công vun đắp, mà qua đó giáo dục cho thế hệ trẻ tình yêu quê hương, đất nước.

Nhìn nhận lại, khôi phục xây dựng cổng làng, giếng làng song song với việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn thực sự cần thiết. Trong chương trình xây dựng NTM, việc gìn giữ nét đẹp văn hóa làng quê luôn được huyện Quảng Xương chú trọng, khuyến khích các xã thực hiện. Dù không phải là nội dung bắt buộc trong triển khai các tiêu chí NTM, nhưng đây lại là phần việc được các thôn, làng rất quan tâm với mục đích bảo tồn những giá trị văn hóa tinh thần trong cộng đồng làng xã.

Ông Nguyễn Đình Bằng: Không được phá vỡ kiến trúc

Đó là giữ gìn cốt cách làng quê

PV: Trong xây dựng NTM, phần lớn các thôn của xã Hoằng Đức đã khôi phục thành công biểu tượng văn hóa làng, như giếng, cổng làng. Xin ông chia sẻ quan điểm của địa phương về việc khôi phục, tôn tạo các thiết chế này?

Ông Nguyễn Đình Bằng: Là xã sáp nhập nguyên trạng 2 xã Hoằng Đức cũ và Hoằng Minh cũ, trong quá trình xây dựng NTM xã luôn chú trọng đến công tác giữ gìn, trùng tu, tôn tạo các giá trị văn hóa truyền thống và nhận được sự đồng thuận cao của Nhân dân, con em đang học tập, công tác trên mọi đất nước. Các thôn khôi phục, tôn tạo giếng làng, cổng làng đều trên nền tích cũ. Quan điểm của địa phương, khôi phục, tôn tạo nhưng không được phá vỡ kiến trúc, chỉ như khoác lên bộ áo mới mà thôi.

Việt Hoàng (thực hiện)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]