(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong nhiều năm qua, dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, các ban, ngành, cơ quan chức năng huyện Hoằng Hóa đã nỗ lực sưu tầm, biên soạn, xuất bản sách địa phương.

Hoằng Hóa: Đẩy mạnh xuất bản sách tuyên truyền, giáo dục lịch sử - văn hóa truyền thống quê hương

Trong nhiều năm qua, dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, các ban, ngành, cơ quan chức năng huyện Hoằng Hóa đã nỗ lực sưu tầm, biên soạn, xuất bản sách địa phương.

Hoằng Hóa: Đẩy mạnh xuất bản sách tuyên truyền, giáo dục lịch sử - văn hóa truyền thống quê hương

Theo đó, huyện Hoằng Hóa đã tập trung huy động nhiều nguồn lực xuất bản được nhiều tác phẩm văn hóa có giá trị với số lượng lớn, phát hành rộng rãi tại địa phương và cả nước. Đáng kể nhất là bộ sách quý về huyện như: Địa chí văn hóa Hoằng Hóa, Danh nhân văn hóa Hoằng Hóa, Lịch sử Đảng bộ và phong trào cách mạng của Nhân dân huyện Hoằng Hóa...

Hoằng Hóa cũng là một trong những huyện dẫn đầu về việc xuất bản, phát hành sách lịch sử Đảng bộ xã. Tất cả các xã trong huyện đã xuất bản, trong đó hơn 50% số xã đã tái bản, có xã đã tái bản sách lịch sử đảng bộ địa phương lần thứ 3.

Là huyện kết nghĩa với huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, bên cạnh việc tổ chức tham quan giới thiệu lịch sử, văn hóa, truyền thống kết nghĩa, mối tình thủy chung son sắt, huyện đã xuất bản sách: 40 năm Hoằng Hóa Điện Bàn kết nghĩa, 50 năm nghĩa tình son sắt, 55 năm Hoằng Hóa - Điện bàn nghĩa tình son sắt, xây đắp tương lai.

Việc làm đáng kể nữa của huyện Hoằng Hóa là sưu tầm, tập hợp, thống kê, sao lưu nhiều tư liệu quý, sách quý, bài báo, bài viết về huyện Hoằng Hóa tại Viện Hán Nôm và tại các Trung tâm lưu trữ của Quốc gia.

Hoằng Hóa: Đẩy mạnh xuất bản sách tuyên truyền, giáo dục lịch sử - văn hóa truyền thống quê hương

Để làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục lịch sử, văn hóa, truyền thống quê hương, huyện Hoằng Hóa đã duy trì Thư viện huyện với trên 7.000 cuốn sách, trong đó có 500 cuốn sách được luân chuyển tại các nhà văn hóa xã, bưu điện văn hóa xã, phòng đọc sách báo làng, các thư viện trường học, thư viện xanh.

Huyện Hoằng Hóa còn phối hợp tổ chức ngày hội đọc sách; tổ chức Lễ hội bút nghiên mang đậm nét văn hóa vùng đất hiếu học quê hương khoa bảng.

Cùng với sự phát triển nhanh, mạnh về kinh tế, sự phát triển, đổi mới trong hoạt động văn hóa của huyện Hoắng Hóa cũng được hết sức ghi nhận, đánh giá cao. Việc huyện nỗ lực xuất bản sách địa phương, xây dựng thành công tủ sách địa phương với nhiều sách quý, tư liệu bổ ích đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu của đông đảo bạn đọc và Nhân dân trong việc tìm hiểu truyền thống văn hiến của quê hương, mang lại tác dụng giáo dục thiết thực, là việc làm hết sức ý nghĩa và hiệu quả của huyện Hoằng Hóa.

Nguyễn Hữu Ngôn


Nguyễn Hữu Ngôn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]