(vhds.baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, việc tạo ra những “sân chơi” bổ ích cho các câu lạc bộ (CLB) thông qua tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật quần chúng, các hội thi, hội diễn... không chỉ thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động các CLB, mà còn góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ: Góp phần nâng cao chất lượng các câu lạc bộ

Thời gian qua, việc tạo ra những “sân chơi” bổ ích cho các câu lạc bộ (CLB) thông qua tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật quần chúng, các hội thi, hội diễn... không chỉ thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động các CLB, mà còn góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ: Góp phần nâng cao chất lượng các câu lạc bộMàn biểu diễn trống hội của CLB trống hội cung đình làng Phú Khê, xã Hoằng Phú (Hoằng Hóa).

Đến với CLB tuồng cổ xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) mới thấy rõ niềm đam mê văn nghệ quần chúng của những nghệ sĩ “nông dân” nơi đây. Được thành lập năm 2005, với 22 thành viên, CLB thường xuyên dàn dựng, biểu diễn các tiết mục “cây nhà lá vườn” tại nhà văn hóa thôn. Nghệ nhân Trần Thị Đới, phó chủ nhiệm CLB, cho biết: Bằng tình yêu, niềm đam mê với nghệ thuật tuồng, chúng tôi đã thành lập CLB. Mặc dù kinh phí có hạn do các thành viên tự đóng góp là chính, nhưng với mong muốn được giao lưu, học hỏi và nâng cao chất lượng các tiết mục, hướng đến sự chuyên nghiệp hơn trên sân khấu, nên những năm qua CLB không chỉ tham gia biểu diễn thường xuyên ở xã, huyện mà còn kết nối giao lưu với nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh. Thông qua những buổi biểu diễn, giao lưu chúng tôi có thêm cơ hội được học hỏi và truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng biểu diễn, góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn. Đến nay CLB là đội văn nghệ “xung kích” của địa phương, có nhiều đóng góp tích cực vào việc tuyên truyền các sự kiện chính trị trên địa bàn.

Trải qua hơn 20 năm thành lập, CLB trống hội cung đình làng Phú Khê, xã Hoằng Phú (Hoằng Hóa) đã “ăn sâu bám chắc” vào nhịp sống của người dân nơi đây. Nghệ nhân Lê Minh Thiết, chủ nhiệm CLB cho biết: khi mới thành lập CLB chỉ thu hút được 23 thành viên, nhưng đến nay đã tăng lên 30 thành viên. Trống hội Phú Khê dùng trong nghi lễ đình làng, bao gồm 11 bài như bài trống rước, trống đón, trống múa dùi, trống bái, trống tái nghiêm... Mỗi bài có một cách đánh và mang ý nghĩa khác nhau, nên người đánh phải rất uyển chuyển, điêu luyện và tâm huyết... Ngày đầu mới thành lập CLB gặp không ít khó khăn, nhất là về kinh phí, đạo cụ, trang phục biểu diễn... hơn nữa, các thành viên tham gia hầu hết là diễn viên không chuyên nên việc luyện tập, dàn dựng, biểu diễn chưa chuyên nghiệp. Để trống hội Phú Khê có chỗ đứng trong lòng khán giả như ngày nay, các thành viên trong CLB đã tăng cường luyện tập, biểu diễn; tích cực giao lưu văn hóa, văn nghệ phục vụ người dân địa phương tại các sân khấu nhỏ như đình làng, nhà văn hóa. Sau các lần giao lưu, biểu diễn rút kinh nghiệm được từ khán giả địa phương, CLB đã mạnh dạn đăng ký tham gia biểu diễn tại các sự kiện do huyện, tỉnh tổ chức... Từ đó, chất lượng và các tiết mục dàn dựng ngày càng được nâng cao. Đến nay, tại hầu hết các sự kiện do tỉnh tổ chức CLB đều vinh dự được mời tham gia biểu diễn, đồng thời cũng giành nhiều giải cao khi tham gia các hội thi, hội diễn văn nghệ ở các địa phương khác.

Thời gian qua, không thể phủ nhận việc ngày càng có nhiều CLB được thành lập với những nội dung, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng như văn nghệ, thể dục, thể thao, thơ ca, khiêu vũ... Để nhân rộng và nâng cao chất lượng của các CLB, cấp ủy, chính quyền các địa phương luôn tạo điều kiện tốt nhất như đầu tư hệ thống âm thanh; dành nhà văn hóa xã cho các CLB tập luyện hàng tuần; tạo điều kiện cho các CLB, đội văn nghệ đi giao lưu với các xã bạn; tổ chức liên hoan văn nghệ quần chúng... Ông Đặng Hùng Thắng, Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Vĩnh Lộc, cho biết: Mặc dù còn khó khăn về kinh phí hoạt động nhưng các CLB văn hóa, văn nghệ trên địa bàn huyện vẫn phát triển mạnh. Để mở rộng và nâng cao hoạt động của các CLB, huyện đã và đang đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong hoạt động văn hóa văn nghệ; liên kết với các đơn vị tổ chức sự kiện để tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ Nhân dân; đầu tư nâng cao chất lượng các hoạt động, thông qua hội diễn văn nghệ quần chúng, từ đó tìm ra những “hạt nhân” làm nòng cốt cho phong trào văn hóa, văn nghệ của địa phương. Đồng thời, không ngừng đổi mới, đa dạng việc tổ chức các hoạt động tại chỗ để thu hút đông đảo quần chúng tham gia; tổ chức các lớp bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật cho cán bộ cơ sở...

Bà Nguyễn Thị Mai Hương, Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh, cho rằng: Với những cách làm sáng tạo, phát huy tốt vai trò của cộng đồng dân cư, mỗi CLB văn hóa, văn nghệ trong tỉnh không chỉ là một “kênh” hoạt động văn hóa tinh thần lành mạnh cho người dân; mà còn góp phần quan trọng trong việc duy trì và bảo tồn các môn nghệ thuật truyền thống. Tuy nhiên, để các CLB ngày càng phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động, thiết nghĩ các địa phương cần quan tâm hơn nữa đến việc bố trí địa điểm sinh hoạt, hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động, để các “diễn viên” quần chúng ngày càng thêm gắn bó với loại hình văn hóa, văn nghệ truyền thống nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của quê hương.

Nguyễn Đạt


Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]