(vhds.baothanhhoa.vn) - Sáng 18/7, Nhà xuất bản Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị góp ý bản thảo “Tuyển tập văn bia Thanh Hoá, tập 3: Văn bia thời Lê Trung Hưng, Quyển 2”. Tham dự có đồng chí Hoàng Bá Tường – Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, lãnh đạo Sở VH,T&DL cùng các nhà nghiên cứu trung ương và địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Góp ý vào bản thảo Tuyển tập Văn bia Thanh Hóa: Văn bia thời Lê Trung hưng, quyển 2

Sáng 18/7, Nhà xuất bản Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị góp ý bản thảo “Tuyển tập văn bia Thanh Hoá, tập 3: Văn bia thời Lê Trung Hưng, Quyển 2”. Tham dự có đồng chí Hoàng Bá Tường – Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, lãnh đạo Sở VH,T&DL cùng các nhà nghiên cứu trung ương và địa phương.

Đồng chí Hoàng Bá Tường – Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu tại hội nghị.

Văn bia được xem là những trang sử đá của dân tộc, là loại hình di sản đặc biệt, có giá trị trên nhiều phương diện: lịch sử, văn hoá, mỹ thuật, thư pháp, điêu khắc, văn chương… Thanh Hóa là một trong số ít tỉnh thành có số lượng lớn văn bia. Vì thế mà việc khai thác phát huy giá trị di sản văn bia đối với đời sống văn hoá là việc làm cần thiết và cẩn trọng.

Ông Hoàng Văn Tú – Giám đốc Nhà xuất bản Thanh Hóa chủ trì hội nghị.

Cuốn sách giới thiệu “Văn bia thời Lê Trung Hưng" (1533 -1788) ở Thanh Hoá bao gồm văn bia lăng mộ, văn bia ca tụng công đức trực tiếp liên quan đến nhân vật lịch sử của hoàng tộc nhà Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn và công thần thời Lê Trung hưng. Trong đó đã khái quát về văn bia chùa - đền - đình - miếu - văn chỉ… giúp người đọc hiểu được số 68 văn bia trong rất nhiều văn bia thời kỳ này. Ngoài ra, trong mỗi văn bia, đã đưa cụ thể xuất xứ, nội dung văn bia (chữ Hán), phiên âm, và dịch nghĩa.

TS Nguyễn Văn Hải – Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa Thanh Hóa, đồng chủ biên cuốn “Văn bia thời Lê Trung hưng”.

Hầu hết các nhà nghiên cứu, thẩm định đều đánh giá cao giá trị của cuốn sách có độ dày hơn 700 trang, với sự tham gia của các tác giả là chuyên gia về Phật giáo, Nho giáo. Vì thế cuốn sách đã tuyển chọn được những văn bản đặc trưng tiêu biểu, văn phong dịch đẹp, mạch lạc, sát với nguyên bản, đặc biệt là sự chú giải tường tận để người đọc hiểu rõ được nội dung văn bia.

Đánh giá cao những nỗ lực của đội ngũ chủ biên, hiệu đính, biên dịch và chú trong việc tuyển chọn văn bia thời kỳ Lê Trung hưng, đồng chí Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa Hoàng Bá Tường cho rằng: Đây là việc làm cần thiết không chỉ cho thế hệ đã qua, thế hệ hôm nay mà cả thế hệ tương lai. Chính vì thế mà việc ra đời đặt hàng cuốn sách được ưu tiên. Từ văn bia thời Lý Trần, thời Lê sơ, và đến cuốn sách này chúng ta đã làm khá tốt. Tuy vậy, cần tập trung hoàn chỉnh hơn nữa trên tinh thần khoa học và trách nhiệm để cuốn sách là nguồn tư liệu quý cho những nhà nghiên cứu và những người là công tác văn hóa.

“Tuyển tập văn bia Thanh Hoá, tập 3: Văn bia thời Lê Trung hưng, Quyển 2” được xuất bản ngoài việc góp phần cho công tác bảo tồn, khai thác loại hình di sản đặc biệt này, còn bổ sung, chỉnh lý cho những ghi chép của chính sử được biên soạn ở đời sau; đồng thời đây là công trình Chào mừng thành công của Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng.

Chi Anh


Chi Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!